1. Xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới từ năm 1991 đến nay
- 1991: Liên Xô tan rã, kết thúc trật tự hai cực.
- Xu thế sau Chiến tranh lạnh:
+ Đối đầu dần thay thế bằng đối thoại, hòa hoãn.
+ Các nước chú trọng kinh tế, tăng cường liên kết khu vực và quốc tế.
+ Hòa bình là xu hướng chính nhưng xung đột vẫn tồn tại.
+ Trật tự thế giới chuyển sang đa cực, nhiều trung tâm quyền lực.
- Sự cạnh tranh toàn cầu:
+ Mỹ muốn thiết lập trật tự đơn cực.
+ EU ngày càng lớn mạnh.
+ Nhật Bản tìm cách nâng cao vị thế.
+ Nga phục hồi sau khủng hoảng.
+ Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, cạnh tranh vị thế siêu cường.
2. Liên bang Nga từ 1991 đến nay
- Chính trị:
+ Ban hành Hiến pháp (1993), xác lập Cộng hòa Tổng thống nhưng vẫn bất ổn.
+ Đầu thế kỷ XXI, chính trị dần ổn định, địa vị quốc tế nâng cao.
- Đối ngoại:
+ Ban đầu thân phương Tây, sau cân bằng quan hệ với cả Âu - Á.
+ Đẩy mạnh hợp tác với SNG, Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ.
- Kinh tế:
+ 1991 - 1999: Khủng hoảng, GDP giảm, lạm phát cao.
+ 2000 - nay: GDP tăng, lạm phát kiểm soát, Nga trở thành nền kinh tế lớn.
3. Nước Mỹ từ 1991 đến nay
- Chính trị:
+ Duy trì dân chủ tư sản với hai đảng Cộng hòa & Dân chủ.
+ Theo đuổi tham vọng lãnh đạo thế giới.
- Đối ngoại:
+ Sau 1991, triển khai chính sách nhằm củng cố vị thế siêu cường.
+ Thực hiện chiến lược "Cam kết & mở rộng":
+ Củng cố an ninh với quân đội mạnh.
+ Phát triển sức mạnh kinh tế.
+ Thúc đẩy "dân chủ" để can thiệp quốc tế.
- Kinh tế:
+ Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, giữ vai trò chi phối WTO, WB, IMF.
+ Đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế (1997-1998, 2008-2009, 2014-2015).