1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
- Nguyên nhân:
+ Hiệp định năm 1946 nhằm giữ hòa bình và tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng.
+ Pháp bội ước, liên tục gây hấn, đòi kiểm soát Hà Nội.
+ Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Đường lối kháng chiến:
+ Được thể hiện trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9-1947).
+ Phương châm: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ quốc tế”.
2. Thắng lợi tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1950
* Chính trị, ngoại giao:
+ Di chuyển an toàn các cơ quan đầu não lên Việt Bắc.
+ Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Kinh tế:
+ Xây dựng nền kinh tế tự túc, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
+ Phát triển công nghiệp, khai khoáng, cơ khí phục vụ kháng chiến.
* Văn hoá, giáo dục:
+ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai (1948) định hướng văn hóa phục vụ kháng chiến.
+ Phong trào Bình dân học vụ giúp 10 triệu người thoát mù chữ.
+ Cải cách giáo dục phổ thông (1950) phục vụ kháng chiến.
* Quân sự:
- Chiến đấu ở đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946-1947):
+ Giam chân quân Pháp ở Hà Nội gần ba tháng, giúp quân chủ lực rút về vùng hậu phương.
- Chiến dịch Việt Bắc (Thu-Đông 1947):
+ Pháp huy động 12.000 quân tấn công Việt Bắc.
+ Quân ta phục kích thắng lợi ở Bông Lau, Đoan Hùng, Khe Lau.
=> Ý nghĩa: Bảo vệ an toàn cơ quan đầu não, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp.
- Chiến dịch Biên giới (Thu-Đông 1950):
+ Chủ động tấn công, mở đầu với trận Đông Khê thắng lợi.
+ Giải phóng toàn bộ Đường số 4: Cao Bằng, Thất Khê, Lạng Sơn.
=> Ý nghĩa: Phá sản Kế hoạch Rơ-ve, giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.