1. Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
- Hoàn cảnh, lí do phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước
+ Hai miền có hệ thống Nhà nước khác nhau.
+ Nhân dân mong muốn có Nhà nước thống nhất.
+ Cần sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Tình hình an ninh biên giới còn phức tạp.
- Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước
+ 9/1975: Trung ương Đảng họp, đề ra chủ trương thống nhất.
+ 9/1975: Hội nghị Hiệp thương tại Sài Gòn, thống nhất chủ trương.
+ 4/1976: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước.
2. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
* Biên giới Tây Nam (với Campuchia)
- Tình hình: Chính quyền Pôn Pốt gây hấn, tấn công biên giới Tây Nam.
- Diễn biến:
→ 12/1978: Quân Pôn Pốt tấn công Tây Ninh.
→ Việt Nam phản công, đánh bại quân xâm lược.
- Kết quả: Bảo vệ biên giới, giúp cách mạng Campuchia thắng lợi.
* Bảo vệ biên giới phía Bắc
- Tình hình: TQ cắt viện trợ, khiêu khích biên giới.
- Diễn biến:
→ 17/2/1979: TQ huy động 60 vạn quân tấn công từ Quảng Ninh đến Lai Châu.
→ Quân dân ta kiên cường chiến đấu, buộc TQ rút quân (5/3/1979).
- Kết quả: Giữ vững chủ quyền, khẳng định ý chí dân tộc.
* Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo
- Việt Nam khẳng định chủ quyền: Hoàng Sa – Trường Sa.
- 1988: Trung Quốc tấn công Gạc Ma, chiếm một số đảo. Việt Nam đấu tranh bằng pháp lý – ngoại giao, đề nghị giải quyết hòa bình.
3. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội từ năm 1976 đến năm 1985
- Chính trị
+ Đất nước chuyển sang giai đoạn xây dựng CNXH.
+ Hiến pháp 1980 ra đời.
+ Thiết lập quan hệ quốc tế, gia nhập LHQ năm 1977.
- Kinh tế
+ Thực hiện 2 kế hoạch 5 năm: 1976–1980, 1981–1985.
+ Đã khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên: Lương thực thiếu, lạm phát cao, sản xuất trì trệ.
- Xã hội
+ Văn hóa, giáo dục được đẩy mạnh.
+ Đời sống nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn nhiều mặt.
4. Công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 1991
a) Nguyên nhân tiến hành đổi mới đất nước
- Khách quan: Khủng hoảng XHCN, cải cách ở Trung Quốc, toàn cầu hóa, hòa hoãn Đông – Tây.
- Chủ quan: Sai lầm trong phát triển kinh tế, quan hệ quốc tế khó khăn.
→ Đổi mới là tất yếu, là yêu cầu sống còn.
b) Nội dung đường lối đổi mới
- Khởi đầu: Đại hội VI (12/1986).
- Quan điểm:
+ Không đổi mục tiêu CNXH.
+ Đổi mới toàn diện, đồng bộ, lấy kinh tế làm trọng tâm.
* Cụ thể:
- Kinh tế:
+ Xóa bỏ bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường có quản lý.
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế, mở cửa, thu hút đầu tư.
- Chính trị: Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng quan hệ đối ngoại.
c) Kết quả và ý nghĩa
- Kết quả:
+ Kinh tế phục hồi, kiềm chế lạm phát.
+ Chính trị ổn định, đối ngoại mở rộng.
- Hạn chế:
+ Vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng.
+ Bất bình đẳng xã hội, lạm phát còn cao.
- Ý nghĩa:
+ Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
+ Tạo niềm tin và sức mạnh cho giai đoạn phát triển mới