Sinh 11 Cánh Diều Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Mở đầu

Câu hỏi Mở đầu SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 18 (trang 118): Dựa vào sơ đồ vòng đời của gà và muỗi (hình 18.1), so sánh sự thay đổi hình dạng của từng loài trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Sinh 11 Cánh Diều Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Trả lời:
– Ở vòng đời của gà: Gà trưởng thành đẻ ra trứng và ấp trứng, phôi của gà được phát triển trong trứng và nở thành gà con. Từ gà con đến giai đoạn gà trưởng thành có hình dạng tương tự nhau, không có quá nhiều thay đổi về các bộ phận của cơ thể
– Vòng đời của muỗi gồm 4 giai đoạn: trứng → ấu trùng → nhộng → muỗi trưởng thành. Mỗi một giai đoạn, hình dạng của muỗi thay đổi rất nhiều và muỗi trưởng thành có nhiều bộ phận mà ấu trùng chưa có.

I. Khái quát về sinh trưởng và phát triển 

Câu hỏi nghiên cứu 1 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 18 (trang 118): Một loài trải qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển nào?
Trả lời:
– Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi
+ Giai đoạn phôi: diễn ra từ khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở hoặc con non được sinh ra. Ở giai đoạn này, hợp tử phân chia nhiều lần thành phôi. Các tế bào trong phôi phân hoá thành các cơ quan của con vật. Con vật sẽ nở ra từ trứng (ở các loài đẻ trứng) hoặc được sinh ra từ cơ thể mẹ (ở các loài đẻ con).
+ Giai đoạn hậu phôi: diễn ra sau khi trứng nở hoặc con non sinh ra. Giai đoạn này bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Tuỳ theo sự khác biệt trong quá trình biến đổi con non thành con trưởng thành, người ta phân ra thành các hình thức phát triển khác nhau.
Câu hỏi nghiên cứu 2 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 18 (trang 118): Có phải tất cả các loài động vật đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển giống nhau không?
Trả lời:
– Không phải tất cả các loài động vật đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển giống nhau. Ở giai đoạn hậu phôi, gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, có sự khác biệt trong quá trình biến đổi con non thành con trưởng thành.
+ Ví dụ: Vòng đời của ếch: Trứng ếch → Nòng nọc → Nòng nọc có chân → Ếch con → Ếch trưởng thành. Mỗi một giai đoạn, hình dạng của ếch thay đổi và ếch trưởng thành có nhiều bộ phận mà nòng nọc chưa có.
Câu hỏi báo cáo 1 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 18 (trang 119): Vẽ sơ đồ vòng đời của tằm và châu chấu
Trả lời:
Vẽ sơ đồ vòng đời của tằm và châu chấu
Câu hỏi báo cáo 2 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 18 (trang 119): Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn nào trong vòng đời của châu chấu sẽ cho hiệu quả cao nhất? Vì sao?
Trả lời:
– Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn trứng trong vòng đời của châu chấu sẽ cho hiệu quả cao nhất. Vì đây là giai đoạn này chúng chưa thể di chuyển nên có thể diệt hoàn toàn. Chúng ta nên thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm ổ châu chấu. Nếu trứng nở ra thành ấu trùng, ấu trùng phát triển thành con trưởng thành, thức ăn chủ yếu của chúng là lá cây, làm suy yếu, giảm năng suất sinh học của cây trồng; gây phá hoại mùa màng.

4. Các hình thức phát triển ở động vật

Luyện tập SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 18 (trang 121): Hoàn thành bảng 18.1
Sinh 11 Cánh Diều Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Trả lời:

Đặc điểm

Phát triển qua biến thái

Phát triển không qua biến thái

Biến thái hoàn toàn

Biến thái không hoàn toàn

Kích thước con non so với con trưởng thành

Nhỏ hơn

Nhỏ hơn

Nhỏ hơn

Cấu tạo và hình dạng con non so với con trưởng thành

Rất khác so với con trưởng thành

Gần giống con trưởng thành

Tương tự con trưởng thành

Sinh lí con non so với con trưởng thành

Rất khác so với con trưởng thành

Gần giống con trưởng thành

Tương tự con trưởng thành

Ví dụ

Muỗi, ếch, bướm, ong,…

Châu chấu, ve sầu, cào cào, gián,…

Gà, mèo, vịt,…

II. Sinh trưởng và phát triển ở người

1. Giai đoạn phôi thai

Câu hỏi SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 18 (trang 121): Quan sát hình 18.3, mô tả giai đoạn phôi thai ở người.
Sinh 11 Cánh Diều Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Trả lời:
– Tại buồng trứng, trứng chín và rụng. Trứng thụ tinh hình thành hợp tử. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Sau thụ tinh khoảng 5 – 7 ngày, hợp tử di chuyển xuống đến tử cung, giai đoạn này gọi là phôi. Phôi bám vào niêm mạc tử cung và làm tổ tại đó. Phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hóa tạo thành các cơ quan. Thai trao đổi chất với cơ thể mẹ và phát triển.
+ Phôi thai tuần thứ 5 (3 tuần sau khi thụ thai): Đây là giai đoạn hình thành phôi và các cơ quan khác (não, tim, tủy sống).
+ Phôi thai tuần thứ 6 (4 tuần sau khi thụ thai): Trong tuần này, ống thần kinh dọc theo lưng của phôi thai đóng lại, tim bắt đầu hoạt động bơm máu, tai trong và cung hàm bắt đầu được hình thành. Phôi thai bắt đầu uốn cong hình chữ C, mầm chi trên và chi dưới xuất hiện.
+ Phôi thai tuần thứ 7 (5 tuần sau khi thụ thai): Lỗ mũi và thủy tinh thể được hình thành, mầm chi trên và chi dưới phát triển dài hơn.
+ Phôi thai tuần thứ 8 (6 tuần sau khi thụ thai): Chân tay phát triển dài hơn, các ngón tay bắt đầu hình thành. 2 lỗ tai ngoài được định hình, mắt thai nhi bắt đầu nhìn thấy được. Môi trên và mũi ngoài được hình thành. Thân của phôi thai bắt đầu thẳng dần.
+ Phôi thai tuần thứ 9 (7 tuần sau khi thụ thai): Xương cánh tay phát triển dài ra, vùng khuỷu được hình thành. Ngón chân bắt đầu hình thành, mí mắt, 2 tai tiếp tục hoàn thiện.
+ Phôi thai tuần thứ 10 (8 tuần sau khi thụ thai): Đầu của phôi thai tròn hơn, cổ bắt đầu được hình thành, mí mắt hoàn thiện có thể đóng mở để bảo vệ mắt.

Vận dụng

Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 18 (trang 124): Có ý kiến cho rằng, khi mang thai, người mẹ cần ăn cho hai người nên khẩu phần ăn phải gấp đôi so với bình thường. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?
Trả lời:
- Khi mang thai người mẹ cần ăn cho hai người nên khẩu phần ăn phải gấp đôi so với bình thường. Ý kiến trên khiến em không đồng tình. Trong quá trình mang thai, tùy thuộc vào từng giai đoạn mà nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ tăng lên để đáp ứng sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi nhưng không cần thiết phải tăng lượng khẩu phần nên gấp đôi mà cần đảm bảo cung cấp đủ chất, đủ lượng. Việc tăng gấp đôi khẩu phần có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: béo phì, tiểu đường thai kì … nguy hiểm tới sức khỏe của người mẹ hoặc các biến chứng thai kì khác. Do đó, cần có khẩu phần ăn hợp lí trong quá trình mang thai.
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 18 (trang 124): Tương ứng với mỗi sự thay đổi ở độ tuổi dậy thì, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh phần của bản thân?
Trả lời:
– Để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần: cần:
+ Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng;
+ Không sử dụng chất kích thích, không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.
+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chăm sóc da đúng cách;
+ Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao và giải trí phù hợp …
+ Khám sức khỏe định kì.
Câu hỏi 3 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 18 (trang 124): Quan hệ tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời:
- Việc quan hệ tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến một số hậu quả như:
+ Tăng khả năng mang thai ngoài ý muốn.
+ Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ như: HIV, lậu, giang mai, HPV, viêm gan B,… từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và học tập ở trẻ vị thành niên.