Mở đầu
Câu hỏi Mở đầu SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 143): Quá trình sinh sản của ong, cá chép, gà và thỏ có gì khác nhau? Trong những loài này, loài nào sinh sản theo mùa? Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra ở những loài này không?Trả lời:
– Quá trình sinh sản của 4 loài khác nhau ở chỗ:
Ong |
Cá chép |
Gà |
Thỏ |
Sinh sản bằng hình thức vô tính (trinh sản) và hình thức hữu tính |
Sinh sản hữu tính |
Sinh sản hữu tính |
Sinh sản hữu tính |
Đẻ trứng |
Đẻ trứng |
Đẻ trứng |
Đẻ con |
Thụ tinh trong |
Thụ tinh ngoài |
Thụ tinh trong |
Thụ tinh trong |
– Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra bằng cách thay đổi các yếu tố môi trường và sử dụng hormone sinh sản, thụ tinh nhân tạo;…
I. Sinh sản vô tính
Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 143): Quan sát và cho biết quá trình sinh sản của những loài động vật trong hình 22.1, hình 22.2, hình 22.3, hình 22.4 có đặc điểm gì chung.
Trả lời:
- Quá trình sinh sản của những loài động vật trong các hình trên đều có đặc điểm chung là: Các cá thể con đều được đều được tạo thành từ cá thể thế hệ trước, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 144): Quan sát hình 22.4, cho biết sự sinh ra ong chúa và ong thợ so với ong đực khác nhau như thế nào?

– Ong có 2 hình thức sinh sản là trinh sản và sinh sản hữu tính.
+ Trứng được thụ tinh sẽ sinh ra Ong chúa và ong thợ.
+ Trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực.
Luyện tập SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 144): Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý ở bảng 22.1

Trả lời:
Hình thức |
Cách thức |
Ví dụ |
Phân đôi |
Một cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau. |
Hải quỳ, trùng roi, trùng giày,… |
Nảy chồi |
Chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới. |
San hô, thủy tức,… |
Phân mảnh |
Cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ. |
Giun dẹp, sao biển,… |
Trinh sản |
Cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh. |
Ong, kiến, rệp,… |
II. Sinh sản hữu tính
1. Các hình thức sinh sản hữu tính
Câu hỏi SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 144): Vẽ sơ đồ tư duy phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính.Trả lời:

Luyện tập SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 145): Hoàn thành bảng 22.2.

Trả lời:
|
Sinh sản vô tính |
Sinh sản hữu tính |
Hình thức |
Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sản |
- Hình thức thụ tinh: Thụ tinh trong và thụ tinh ngoài. - Hình thức sinh (đẻ): Đẻ trứng, đẻ trứng thai và đẻ con. |
Ví dụ |
Hải quỳ, thủy tức, giun dẹp, ong,… |
Cá, chim, mèo,… |
2. Quá trình sinh sản hữu tính
Câu hỏi SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 145): Quan sát hình 22.5, nêu tên và trình bày đặc điểm bốn giai đoạn của quá trình sinh sản ở người.
* Quá trình sinh sản ở người gồm 4 giai đoạn:
(1) Hình thành trứng, tinh trùng: Buồng trứng sản xuất trứng, tinh hoàn sản xuất tinh trùng. Thông qua quá trình nguyên phân và giảm phân, trứng và tinh trùng được tạo ra. Tinh trùng và trứng mang bộ NST n.
(2) Thụ tinh tạo hợp tử: Một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).
(3) Phát triển phôi thai: Hợp tử phân chia tạo thành phôi và thai.
(4) Đẻ: Khi đủ thời gian phát triển, nhờ quá trình đẻ, thai được đẩy ra khỏi tử cung của cơ thể mẹ.
Luyện tập SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 146): Vẽ sơ đồ quá trình sinh sản hữu tính thể hiện được 4 giai đoạn ở một loài động vật mà em biết.
Trả lời:

III. Điều hòa sinh sản
1. Cơ chế điều hòa sinh sản
Câu hỏi SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 147): Quan sát hình 22.6, trả lời các câu hỏi sau:+ Các hormone nào tham gia vào quá trinh điều hòa sinh sản? Nêu tác dụng của từng hormone.
+ Các hormone đó có sự phối hợp hoạt động như thế nào? Cho ví dụ.
Trả lời:
* Các hormone tham gia vào quá trình điều hòa sinh sản và tác dụng của nó:
+ Hormone tăng trưởng tuyến yên (Growth hormone - GH): Hormone tăng trưởng tuyến yên không trực tiếp liên quan đến sinh sản, nhưng nó có tác dụng kích thích sản xuất hormone somatomedin ở gan, giúp cải thiện sự phát triển của tế bào sinh dục và hormone tăng trưởng.
+ Hormone kích thích tuyến yên (Luteinizing hormone - LH): LH ở nam giới kích thích tuyến tinh hoàn sản xuất testosterone và ở nữ giới kích thích tuyến buồng trứng sản xuất estrogen và progesterone. Nó cũng giúp giải phóng trứng từ buồng trứng ở phụ nữ.
+ Hormone kích thích tuyến yên (Follicle-stimulating hormone - FSH): FSH ở nam giới kích thích sự sinh sản tinh trùng và ở nữ giới kích thích sự phát triển của tế bào trứng trong buồng trứng.
+ Testosterone: Hormone testosterone ở nam giới được sản xuất bởi tuyến tinh hoàn và ở nữ giới được sản xuất ở tuyến thượng thận và buồng trứng. Nó có tác dụng tăng cường sự phát triển và chức năng của tế bào sinh dục, tăng sự quan tâm và khao khát tình dục.
+ Estrogen: Hormone estrogen ở nữ giới được sản xuất bởi tuyến buồng trứng. Nó có tác dụng tăng cường sự phát triển của tế bào sinh dục, giúp điều tiết chu kỳ kinh nguyệt, tăng khả năng thụ thai và giảm nguy cơ loãng xương.
+ Progesterone: Hormone progesterone ở nữ giới được sản xuất bởi tuyến buồng trứng sau khi trứng đã được thụ tinh. Nó có tác dụng giúp duy trì thai nghén và sự phát triển của thai nhi.
- Các hormone có sự phối hợp hoạt động bằng cách tác động theo hai chiều, kích thích và ức chế ngược (liên hệ ngược). Các kích thích từ môi trường được cơ quan thần kinh tiếp nhận và điều khiển cơ thể tổng hợp hormone sinh dục, các hormone này kích thích tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng hoặc kích thích quá trình trứng chín và rụng. Khi hàm lượng hormone sinh dục cao sẽ gây ức chế quá trình sinh tinh hoặc sinh trứng.
- Ví dụ: Ở người, các kích thích từ môi trường ngoài tác động lên vùng dưới đồi sản xuất GnRH, GnRH kích thích tuyến yên sản xuất FSH và LH. FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết hormone estrogen, LH kích thích trứng chín, rụng và tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hormone estrogen và progesterone. Hormone estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh làm tổ, đồng thời khi hai hormone này ở nồng độ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên làm cho trứng không chín và rụng.
Luyện tập SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 148): Tại sao uống thuốc viên tránh thai hàng ngày (chứa hormone progsterone và estrogen) lại ức chế quá trình chín và rụng trứng?
Trả lời:
Uống viên tránh thai hằng ngày (chứa hormone progesterone và estrogen), hai chất này chứa làm lượng hormone sinh dục tăng cao, gây ức chế quá trình chín và rụng trứng. Đồng thời ngăn cản tinh trùng vào tử cung.
2. Điều khiển sinh sản ở người
Câu hỏi SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 149): Kể tên một số biện pháp tránh thai mà em biết, Cơ chế tác động của các biện pháp này là gì?Trả lời:
– Một số biện pháp tránh thai:
+ Tính vòng kinh: Tránh giao hợp vào ngày có khả năng thụ tinh.
+ Dùng bao cao su: Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
+ Xuất tinh ngoài: Trứng và tinh trùng không gặp nhau.
+ Thuốc tránh thai hằng ngày: Chứa hormone estrogen, progesterone hoặc chất tương đương, có tác dụng ức chế trứng chín và rụng.
+ Thuốc tránh thai khẩn cấp: Chứa hormone liều cao, ức chế ngay lập tức không cho trứng rụng. Làm biến đổi niêm mạc tử cung, ngăn cản sự làm tổ của phôi thai ở tử cung.
+ Triệt sản nữ: Cắt và thắt ống dẫn trứng, làm ngăn cách trứng và tinh trùng.
+ Triệt sản nam: Cắt và thắt ống dẫn tinh, do đó tinh trùng không đi vào được túi tinh. Do đó, khi xuất tinh chỉ có tinh dịch mà không có tinh trùng.
+ Dụng cụ tử cung loại chữ T: Ngăn không cho tinh trùng đi vào vòi trứng và ngăn sự làm tổ của phôi thai trong tử cung.
Vận dụng
Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 149): Nhận xét về số lượng trứng trong mỗi lần đẻ giữa các loài cá, ếch và gà. Vì sao số lượng trứng trong một lần đẻ cũng là một đặc điểm thích nghi?Trả lời:
– Số lượng trứng trong mỗi lần đẻ giữa các loài cá, ếch và gà là khác nhau.
+ Mỗi lần đẻ, cá và ếch đẻ hàng nghìn trứng, trong khi đó gà đẻ 1 trứng mỗi lần.
+ Ếch và cá là loài thụ tinh ngoài, con cái đẻ trứng trong môi trường nước, vì vậy việc đẻ nhiều trứng giúp tăng hiệu suất thụ tinh, tăng số lượng cá con sống sót tới khi trưởng thành.
+ Gà đẻ trứng bên trong ổ, có tập tính ấp trứng và chăm sóc con non đến khi trưởng thành nên số lượng trứng mỗi lần đẻ ít hơn.
– Số lượng trứng trong một lần đẻ cũng là một đặc điểm thích nghi vì nó phù hợp với đặc điểm sinh sản và môi trường sống của mỗi loài. Các yếu tố môi trường, thức ăn, tỉ lệ thụ tinh,… đều ảnh hưởng đến tỉ lệ nở của trứng và khả năng sống sót của con non. Do đó, số lượng trứng trong một lần đẻ là đặc điểm thích nghi quan trọng giúp đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của loài.
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 149): Những yếu tố nào có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng?
Trả lời:
* Những yếu tố có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng:
– Tác động của yếu tố môi trường (dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, các chất kích thích,…) làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh do làm biến đổi quá trình trao đổi chất hoặc tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
– Stress và áp lực: Stress và áp lực trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người đàn ông, gây ra vấn đề về tinh trùng.
– Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia.
– Quan hệ tình dục bừa bãi
– Do mắc các bệnh lí.
– Độ tuổi tăng dần theo thời gian sau tuổi trưởng thành có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
– Thói quen ăn uống: Ăn uống không tốt, thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng.
Câu hỏi 3 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 149): Tìm hiểu các thành tựu điều khiển sinh sản ở động vật mà em biết.
Trả lời:
– Tiêm hormone thúc đẩy sự chín và rụng của nhiều trứng rồi lấy trứng đó ra ngoài, thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi dưỡng hợp tử phát triển thành phôi. Cấy các phôi vào tử cung con cái để mang thai và đẻ con → bảo vệ động vật quý hiếm.
– Thụ tinh nhân tạo cho lợn, trâu, bò, cá để tăng hiệu suất thụ tinh, tạo ra số con nhiều hơn.
– Chiếu tia tử ngoại lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
– Điều khiển nhiệt độ ấp trứng để điều khiển giới tính con được sinh ra ở rùa: Trứng rùa ủ ở nhiệt độ dưới 28 độ C sẽ nở thành con đực, trên 32 độ C thì nở thành con cái.
– Thay đổi thời gian chiếu sáng ở gà nuôi làm cho gà đẻ 2 trứng/ngày.
– Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 – methyltestosterone (1 loại hormone testosterone tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
Câu hỏi 4 SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 22 (trang 149): Vì sao không khuyến khích, thậm chí nghiêm cấm điều khiển giới tính ở người?
Trả lời:
– Điều khiển giới tính ở người là hành vi vi phạm đạo đức của con người. Việc nghiêm cấm điều khiển giới tính ở người thể hiện sự bình đẳng giới, tôn trọng quyền con người. Việc điều khiển giới tính ở người sẽ gây ra một số tác hại như:
+ Làm thay đổi tỉ lệ giới tính, ảnh hưởng đến cân bằng giới tính tự nhiên.
+ Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển trong tương lai.
+ Gây nên tình trạng phân biệt giới tính, tạo ra sự bất bình đẳng giữa nam và nữ.
+ Mất cân bằng giới tính giữa cộng đồng. (Tình trạng nam nhiều hơn nữ đang là một ví dụ điển hình hiện nay).