Sinh 11 Cánh Diều Bài 20: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Mở đầu

Câu hỏi Mở đầu SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 20 (trang 132): Thực vật và động vật duy trì nòi giống nhờ quá trình nào? Tại sao cá thể mới luôn có một số đặc điểm giống với cá thể thế hệ trước?
Trả lời:
– Thực vật và động vật duy trì nòi giống nhờ quá trình sinh sản.
– Cá thể mới luôn có một số đặc điểm giống với cá thể thế hệ trước vì vật chất di truyền của thế hệ trước (được hình thành từ tế bào, bộ phận của cơ thể mẹ hoặc từ giao tử của cơ thể bố và cơ thể mẹ) được truyền đạt cho thế hệ sau.
+ Ví dụ: Con cái giống bố mẹ về màu da, hình thái tóc, chiều cao, …

I. Khái niệm, vai trò và các hình thức sinh sản

1. Khái niệm và vai trò của sinh sản

Câu hỏi SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 20 (trang 132): Từ những kiến thức đã học và quan sát hình 20.1, hãy cho biết cá thể mới được tạo ra nhờ quá trình nào?
Sinh 11 Cánh Diều Bài 20: Khái quát về sinh sản ở sinh vật
Trả lời:
Cả hai cá thể được tạo ra từ quá trình sinh sản:
– Cá thể cây dâu tây mới được tạo ra từ quá trình sinh sản vô tính, cá thể mới được tạo thành từ cá thể thế hệ trước, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
– Cá thể vịt được tạo ra từ quá trình sinh sản hữu tính, nhờ quá trình giao phối của vịt đực và vịt cái. Sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cá thể mới.

2. Các hình thức sinh sản

Câu hỏi SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 20 (trang 133): Quan sát hình 20.2, mô tả quá trình sinh sản hữu tính ở cây dưa chuột và ếch.
Sinh 11 Cánh Diều Bài 20: Khái quát về sinh sản ở sinh vật
Trả lời:
– Ở cây dưa chuột: Hoa đực và hoa cái hình thành giao tử, sau đó thụ tinh với nhau tạo thành hạt (2n) bên trong quả dưa chuột. Hạt phân chia nhiều lần và biệt hóa tế bào để tạo thành phôi. Nhờ quá trình hô hấp diễn ra mạnh giúp hạt nảy mầm.
– Ở ếch: Quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng xảy ra dưới nước. Giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (tế bào trứng) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi. Phôi tiếp tục phát triển thành nòng nọc → nòng nọc có chân → ếch có đuôi → ếch trưởng thành.

II. Dấu hiệu đặc trưng của sinh sản

Luyện tập SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 20 (trang 135): Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 20.1.
Sinh 11 Cánh Diều Bài 20: Khái quát về sinh sản ở sinh vật
Trả lời:

Đặc điểm

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Hình thành giao tử

Đa số không có sự hình thành giao tử, một số có hình thành giao tử

Có sự hình thành giao tử

Thụ tinh

Không xảy ra thụ tinh

Có sự thụ tinh

Cấu trúc hình thành nên cá thể mới

Một phần cơ thể mẹ hoặc giao tử không được thụ tinh

Hợp tử

Đặc điểm di truyền của cá thể con so với cá thể thế hệ trước

Giống hệt bộ nhiễm sắc thể ở thế hệ trước

Có sự tái tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ

Đặc điểm các cá thể cùng thế hệ

Giống nhau

Giống hoặc khác nhau

Cơ sở di truyền tế bào

Nguyên phân (hoặc giảm phân và nguyên phân)

Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

 

Ví dụ

Rau má, cây thuốc bỏng, gừng, ong, …

Ếch, lợn, trâu, cá, chim,…

Vận dụng

Câu hỏi SGK Sinh 11 Cánh Diều Bài 20 (trang 135): Để nhân giống một cây bưởi với nhiều đặc tính quý, người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành). Giải thích.
Trả lời:
- Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính thông dụng trong nông nghiệp để sao chép một cây có đặc tính tốt. Cây giống được chọn là cây mẹ, từ đó chiết cành và ghép vào một cây trồng khác là cây cha để tạo ra cây con. Bằng nhiều bước kĩ thuật người ta làm cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây. Việc sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành) giúp nhân giống cây bưởi là một phương pháp vô cùng phù hợp vì phương pháp này chủ yếu áp dụng cho cây thân gỗ và có tỉ lệ sống lên đến 100%. Trong trường hợp này, nhân giống vô tính thông qua phương pháp chiết cành cho phép tạo ra nhiều cây con giống hệt cây mẹ đảm bảo giữ được các đặc tính quý và duy trì ổn định. Đồng thời cũng không phải chờ đợi quá trình thụ phấn và sinh sản hữu tính.