Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

Mở đầu

Câu hỏi mở đầu SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 53): Theo em làm thế nào để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t?

Trả lời:

- Để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t chúng ta có thể nhìn vào đồ thị quãng đường – thời gian.

I. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng

1. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian

Câu hỏi 1 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 53): Hãy dựa vào bảng 10.1 để trả lời các câu hỏi: Trong 3 h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

Trả lời:

Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ là:

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

Câu hỏi 2 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 53): Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?

Trả lời:

- Trong khoảng thời gian từ 3h - 4h tiếp theo thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi.

2. Vẽ đồ thị

Hoạt động SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 54): Xác định các điểm E và G ứng với các thời điểm 5h và 6h và vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong hình 10.2. Nhận xét về các đường nối.

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

Trả lời:

Từ bảng 10.1, ta có đồ thị sau:

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

Nhận xét: Các đường nối này là đường thẳng nằm nghiêng.

II. Sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian

Hoạt động 1 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 55): Từ đồ thị ở Hình 10.2:

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4 h đầu.

b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3 h đầu.

c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành.

Trả lời:

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu:

- Trong 3 giờ đầu: ô tô chuyển động thẳng đều.

- Trong khoảng từ 3h – 4h: ô tô dừng lại sau khi đi được 180 km.

b) Từ đồ thị ta thấy:

- Khi t = 1h thì s = 60 km; t = 2h thì s = 120 km; t = 3h thì s = 180 km.

Suy ra: tốc độ của ô tô trong 3 giờ đầu là

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

c) Sau 1h 30 min = 1,5h, ô tô đi được quãng đường là:

s = v.t = 60.1,5 = 90 km

Hoạt động 2 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 55): Lúc 6 h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6 h 30 min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6 h 30 min.

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.

b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 5 min cuối của hành trình.

Trả lời:

a) Bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian:

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

Đồ thị quãng đường – thời gian:

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

b) - Trong 15 min đầu, bạn A đi được quãng đường 1000m.

Đổi 15 min = 900 s

=> Tốc độ của bạn A trong 15 min đầu là:

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

- Trong 5 min cuối hành trình (từ phút 25 đến phút 30), bạn A di chuyển từ điểm E đến điểm C và đi được quãng đường là 500 m.

Đổi 5 phút = 300 s

=> Tốc độ của bạn A trong 5 min cuối là:

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

 

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

Em có thể SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 55): Sử dụng được đồ thị quãng đường – thời gian để mô tả chuyển động, xác định quãng đường đi được, thời gian đi, vị trí của vật ở những thời điểm xác định.

Trả lời:

Ví dụ: Đồ thị quãng đường – thời gian của một người đi xe đạp.

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường thời gian

- Ta thấy sau những khoảng thời gian là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, người đi xe đạp được các quãng đường tương ứng là 15 kilômét, 30 kilômét, 45 kilômét. Chuyển động của người này là chuyển động đều.

- Trong giờ thứ 4 và giờ thứ 5 người này dừng lại.