Mở đầu
Câu hỏi mở đầu SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 19): Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen, … là các nguyên tố hóa học tạo nên cơ thể người. Vậy nguyên tố hóa học là gì?
Trả lời:
- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton.
I. Nguyên tố hóa học
Hoạt động SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 20): Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton
Chuẩn bị: 12 tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của các nguyên tử sau: A (1, 0); D (1, 1): E (1, 2); G (6, 6); L (6, 8); M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10); X (20, 20); Y (19, 20); Z (19, 21).
Thực hiện: xếp các thẻ thuộc cùng một nguyên tố vào một ô vuông
Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
1. Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông?
2. Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Trả lời:
- Các nguyên tử có cùng số proton sẽ thuộc cùng 1 nguyên tố
1.
2.
- A (1, 0); D (1, 1): E (1, 2) đều có 1 proton => Thuộc cùng nguyên tố hóa học
- G (6, 6); L (6, 8) đều có 6 proton => Thuộc cùng nguyên tố hóa học
- Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10) đều có 8 electron => Thuộc cùng nguyên tố hóa học
- Y (19, 20); Z (19, 21) đều có 19 electron => Thuộc cùng nguyên tố hóa học
Câu hỏi 1 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 20): Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cũng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. hãy giải thích vì sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.
Trả lời:
- Nguyên tố Hydrogen có 1 proton trong hạt nhân
- Các nguyên tử có số neutron khác nhau: 0 neutron, 1 hoặc 2 neutron nhưng trong hạt nhân đều cùng có 1 proton => Đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
=> Các nguyên tử này đều thuộc về 1 nguyên tố hóa học là Hydrogen
Câu hỏi 2 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 20): Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tố oxygen là bao nhiêu?
Trả lời:
- Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử
- Số hiệu nguyên tử oxygen là 8
=> Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là 8
II. Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học
1. Tên gọi của nguyên tố hóa học
Câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 20): Hãy tìm hiểu và thảo luận nhóm về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt và nhôm.
Trả lời:
- Ban đầu kim loại đồng có tên gọi là cyprium (kim loại Síp) bởi vì nó được khai thác chủ yếu ở Síp. Sau này thì chúng được gọi tắt là cuprum (tên latinh của đồng).
Ngày nay, tên gọi của kim loại đồng theo danh pháp quốc tế IUPAC là copper.
- Thời tiền sử, tên gọi cổ xưa của sắt là ferrum.
Ngày nay, tên gọi của kim loại sắt theo danh pháp quốc tế IUPAC là iron.
- Tìm ra vào năm 1825, nhôm có tên tiếng Latin “alumen”, “aluminis” nghĩa là sinh ra phèn.
Ngày nay, tên gọi của kim loại nhôm theo danh pháp quốc tế IUPAC là aluminium.
2. Kí hiệu của nguyên tố hóa học
Hoạt động SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 21): Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta
Chuẩn bị: các mẫu đồ vật (hộp sữa, dây đồng, đồ dùng học tập, …).
Quan sát các đồ vật đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu:
1. Hãy đọc tên những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên.
2. Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó.
Trả lời:
- Dây đồng: Copper.
+ Kí hiệu hóa học: Cu
+ Ứng dụng: Làm dây điện, đúc tượng, đúc chuông, chi tiết máy, chế tạo các thiết bị dùng trong công nghiệp đóng tàu biển.
- Thước nhôm: Aluminium
+ Kí hiệu hóa học: Al
+ Ứng dụng: làm xoong, nồi; làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa…; trang trí nội thất; hàn đường ray.
Câu hỏi 1 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 22): Đọc thông tin trong Bảng 3.1 và trả lời câu hỏi:
Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan tới tên IUPAC của nó?
Trả lời:
- Nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái là hydrogen (H), boron (B), carbon (C), nitrogen (N), oxygen (O), fluorine (F), phosphorus (P), sulfur (S), potassium (K).
- Nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm hai chữ cái là helium (He), lithium (Li), beryllium (Be), neon (Ne), sodium (Na), magnesium (Mg), aluminium (Al), silicon (Si), chlorine (Cl), argon (Ar), calcium (Ca).
- Một số nguyên tố có kí hiệu hóa học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố như:
+ Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu là hóa học là Na.
+ Nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu là hóa học là K.
Câu hỏi 2 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 22): Đọc thông tin trong Bảng 3.1 và trả lời câu hỏi:
Hãy đọc tên của một nguyên tố có trong thành phần không khí.
Trả lời:
- Một số nguyên tố có trong thành phần không khí: nitrogen (N), oxygen (O), argon (Ar)
Em có thể SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 22): Nhận biết được sự có mặt của các nguyên tố hóa học thông qua kí hiệu, tên gọi của chúng trong các loại nhãn mác thuốc, đồ uống, đồ ăn, …
Trả lời:
Ví dụ 1: Nhãn chai nước muối sinh lí
Nhận thấy trên nhãn có ghi NaCl 0,9% ⇒ Có nguyên tố Na (sodium), Cl (chlorine).
Ví dụ 2: Nhãn trên hộp sữa fami canxi
Từ bảng giá trị dinh dưỡng và thành phần ⇒ Có các nguyên tố: Ca, Zn, Na, Mg, …
Ví dụ 3: Nước khoáng Lavie
+ Nguyên tố Na: Sodium
+ Nguyên tố Ca: Calcium
+ Nguyên tố Mg: Magnesium
+ Nguyên tố K: Potassium
+ Nguyên tố F: Fluorine