Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Câu hỏi 1 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 32 (trang 137): Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu sau:

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nươ

Trả lời:

Thí nghiệm

Hiện tượng/Kết quả

Chứng minh thân cây vận chuyển nước

- Lá của cây cần tây bị nhuộm màu giống màu của cốc nước.

- Khi cắt ngang thân cây thấy rõ các chấm tròn có màu nhuộm đậm.

Chứng minh lá thoát hơi nước

- Chậu A (đã ngắt toàn bộ lá cây): Phần túi nylon hầu như không có sự thay đổi nào.

- Chậu B (để nguyên lá): Phần túi nylon bị mờ đục bởi hơi nước.

Câu hỏi 2 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 32 (trang 137): Giải thích kết quả của các thí nghiệm và rút ra kết luận.

Trả lời:

- Ở thí nghiệm 1: nước chứa màu trong từng cốc được các tế bào lông hút của cây cây hấp thụ qua mạch gỗ lên các bộ phận của cây

=> Thí nghiệm chứng minh sự hấp thụ nước và vận chuyển nước của cây

- Ở thí nghiệm 2: Do ở chậu B cây có hiện tượng thoát hơi nước làm cho túi ni lông bị mờ đi. Chậu A không có.

=> Thí nghiệm đã chứng minh được ở cây có lá đã có hiện tượng thoát hơi nước, cây không có lá không có hiện tượng đó.

Trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 32 (trang 137): Tại sao trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước phải sử dụng nước pha màu?

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nươ

Trả lời:

- Phân biệt lượng nước được cây hút lên trong quá trình tiến hành thí nghiệm và lượng nước có sẵn trong cây.

- Màu sắc của nước pha gúp ta dễ quan sát hiện tượng thí nghiệm hơn.

Câu hỏi 2 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 32 (trang 137): Tại sao trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước phải trùm túi nylon trong suốt, kín toàn bộ phần lá cây?

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nươ

Trả lời:

- Phải trùm túi nylon trong suốt để cây vẫn nhận được ánh sáng đảm bảo cho khí khổng mở ra → quá trình thoát hơi nước qua lá diễn ra bình thường đồng thời việc trùm túi nylon trong suốt cũng đảm bảo việc quan sát kết quả thí nghiệm được dễ dàng hơn (nếu có hơi nước thoát ra sẽ làm phần túi nylon bị mờ đục).

- Phải trùm kín toàn bộ phần lá cây vì nếu trùm không kín thì hơi nước sẽ bị thoát ra ngoài môi trường, không đảm bảo được tính chính xác của kết quả thí nghiệm.