Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 69): Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ. Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc” để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh–Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt khoảng 150 năm. Vua Quang Trung là vị vua anh dũng, Chỉ trong thời gian 6 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự kiến, vua Quang Trung đã đánh tan đội quân Thanh và giữ đúng lời hứa với quân lính sẽ ăn Tết tại Thăng Long. Vào trưa ngày của ngày mùng 5 tết, dưới sự chào đón của người dân, đoàn quân của vua Quang Trung tiến vào trong kinh thành Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược bằng thắng lợi vẻ vang.

* Những chiến công của vua Quang Trung:

– Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

– Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.

– Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

– Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

– Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế, quốc phòng ngoại giao.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 71): Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết, hoặc hình dung?

Trả lời:

* Có hai điểm khác biệt:

– Điểm thứ nhất: Thời xưa, các vua chúa lên ngôi vua thường là theo kiểu cha truyền con nối, được sự chấp thuận, ủng hộ của văn võ bá quan triều đình. Tuy nhiên Trịnh Tông lên ngôi được là nhờ vào bọn kiêu binh cướp ngôi.

– Điểm thứ hai: 

+ Khi lên ngôi, các vua chúa ngày xưa được dân chúng rước kiệu, dâng lên rất cao để những người ở xa có thể nhìn xuống.

+ Khi Trịnh Tông lên ngôi, không có kiệu mà dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế và đặt thế tử lên ngồi và 8 người kề vai vào khiêng.

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 72): Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh?

Trả lời:

- Hành động của đám kiêu binh là hành động thể hiện sự kiêu căng coi trời bằng vung, không quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân.

Câu 3 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 73): Chú ý diễn biến và chỉ ra mối quan hệ giữa các sự kiện, tuyến sự kiện qua các đoạn lược dẫn cả ở Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn.

Trả lời:

- Kiêu binh lược hồi thứ 2 bỏ rơi Trịnh Tông và lúc bấy giờ phò tá con của Trịnh Tông và Quân Huệ giành được chiến thắng nhưng tới hồi thứ mười bốn kiêu binh ỷ vào công phò lập của Trịnh Tông càng ngày lộng hành và đến khi Nguyễn Huệ dẹp loạn và giành chiến thắng.

- Đều thấy sự xuất hiện của sự quấy rối nổi loạn và những anh hùng đứng lên dẹp loạn mang chiến thắng về cho nhân dân.

Câu 4 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 73): Câu nói này thể hiện nét tính cách gì của Vua Quang Trung?

Trả lời:

- Từ đây, tuyến truyện có sự thay đổi từ mô tả, phản ánh hướng đi của ta sáng mô tả tình hình của giặc.

Câu 5 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 75): Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?

Trả lời:

- Tuyến truyện thay đổi khi được sự lo lắng, hoang mang cũng không màng bất trắc vẫn tiếp tục cho cuộc vui không biết tới quân ta chuẩn bị đổ bộ tới.

Câu 6 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 76): Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?

Trả lời:

– Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống là một tuyến truyện khác bởi so với các phần còn lại, nội dung và đối tượng mô tả ở phần này không liên quan trực tiếp câu chuyện hiện tại của nhân vật, nó chỉ phản ánh một đối tượng cụ thể có ảnh hưởng đến cốt truyện.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 77): Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.

Trả lời:

Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn

* Mối liên hệ giữa hai đoạn trích:

– Hai hồi là hai tuyến truyện có tính độc lập nhất định nhưng liên quan mật thiết với nhau:

(1) tuyến thứ nhất là chuỗi sự kiện diễn ra nơi phủ chúa – cung vua.

(2) tuyến thứ hai là chuỗi sự kiện về cuộc xâm lược nước ta của nhà Thanh; Vua

Quang Trung đại phá quân Thanh; sự thảm bại và cuộc trốn chạy của đội quân xâm lược nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.

=> Hai hồi có mối quan hệ nhân quả:

– Sự lục đục trong phủ chúa; xung đột quyền lợi giữa phủ chúa – cung vua và nỗi sợ hãi trước sức mạnh của Vua Quang Trung, nhà Tây Sơn (nguyên nhân) → sự cầu viện nhà Thanh của Vua Lê Chiêu Thống (kết quả).

– Cuộc xâm lược của đội quân nhà Thanh cùng sự bạc nhược, phản trắc của vua tôi Lê Chiêu Thống (nguyên nhân) dẫn đến việc Quang Trung lên ngôi vua, tiến quân ra Bắc, đại phá quân Thanh (kết quả).

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 77): Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

Trả lời:

– Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là: Là vị tướng quyết đoán, mưu tính như thần, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa và trông rộng, tài giỏi, văn võ song toàn, hành động dứt khoát, không chút do dự.

– Một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy:

+ Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc.

+ Tìm ra được sự tương quan giữa quân ta và quân địch từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Giỏi trong việc nhìn nhận và dùng người.

+ Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc với những mưu tính rất chính xác.

Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 77): Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,…)

Trả lời:

* Nghệ thuật kể chuyện của tác giả:

- Miêu tả sinh động, cụ thể, chân thực, ngôn ngữ chọn lọc.

- Hình ảnh đặc sắc, chị tiết tinh tế, gợi cảm.

- Kết hợp tự sự, miêu tả.

- Giọng điệu linh hoạt.

Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 77): So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Trả lời:

– Đối với vua Quang Trung:

+ Thể hiện thái độ nể trọng, ngợi ca trước một người anh hùng chiến trận, vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng.

– Đối với anh em Trịnh Tông và đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống và quân xâm lược Thanh

+ Thể hiện thái độ khinh thường, phê phán, châm biếm với những kẻ gây thương đau cho đất nước.

=> Theo em, cách thể hiện thái độ của tác giả trong những trường hợp trên là hoàn toàn phù hợp. Từ những thái độ khác nhau, ta có thể dễ dàng thấy rõ thái độ kính trọng và khinh thường của tác giả đối với những người anh hùng lịch sử và quân giặc được bộc lộ một qua cái nhìn một cách chân thực. Đối với giặc là căm phẫn còn với anh hùng là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng.

Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 77): Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.

Trả lời:

– Qua văn bản, em đã hiểu thêm được nhiều điều về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta:

+ Về Vua Quang Trung: Ông là một tổng chỉ huy tài ba và là một vị vua anh dũng đã lập nên kì tích xưa nay chưa từng có: với nghệ thuật dùng binh, tài thao lược, chỉ trong năm ngày đã đập tan đội quân xâm lược nhà Thanh, đuổi chúng về nước… Hình ảnh nhà vua oai phong lẫm liệt trên lưng voi, địch thân chỉ huy trận đánh được tác giả khắc họa như linh hồn của cuộc tiến công vĩ đại của dân tộc

+ Về cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta: Cuộc kháng chiến chống quân Thanh là minh chứng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta, thể hiện ý chí độc lập tự cường và truyền thống đấu tranh bất khuất dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung.

Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 77): Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời?

Trả lời:

- Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí đã giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời. Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn có cả giặc phản quốc. Trong các cuộc kháng chiến, chúng ta đều thắng lợi là vì do có người lãnh đạo tài giỏi và tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường và sự đồng lòng của vua và quân dân cùng nhau đánh giặc.

Câu hỏi 7 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (trang 77): So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Trả lời:

 

Cốt truyện trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí

(cốt truyện đa tuyến)

Cốt truyện trong văn bản Lặng lẽ Sapa

(cốt truyện đơn tuyến)

Điểm tương đồng

– Có nhiều hoặc một vài nhân vật cùng xuất hiện.

– Là tác phẩm tự sự.

Điểm khác biệt

– Cốt truyện có nhiều chuỗi sự kiện, nhiều tuyến nhân vật, đan xen với nhau.

– Tiểu thuyết chương hồi

– Lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.

– Cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, 1 tuyến truyện duy nhất.

– Truyện ngắn hiện đại.