Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 100): Em đã xem những tác phẩm phim hài, kịch hài nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.

Trả lời:

- Bộ phim, tiểu phẩm hài: Chôn nhời (Việt Nam), Ba chàng ngốc (nước ngoài),… Chương trình hài: Táo Quân (Gặp nhau cuối năm), Gặp nhau cuối tuần,…

Một số diễn viên hài: Xuân Hinh, Công Lý, Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung, Trấn Thành, Trường Giang (Việt Nam), Sác-lô (nước ngoài),…

- Cảm nhận của em: em thích nhất nhân vật Cô Đẩu (do nghệ sĩ Công Lý đóng) trong chương trình Táo Quân (Gặp nhau cuối năm)

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 101): Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?

Trả lời:

- Ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục vì bộ lễ phục trái với bình thường, đôi bít tất lụa quá chật, Giuốc-đanh cảm thấy khổ sở, khó chịu khi mặc chúng.

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 101): Tại sao ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?

Trả lời:

- Bác phó may “vụng chèo khéo chống” nên ông ưng thuận ngay. Gọi ông Giuốc-đanh là ngài và khen là những người quý phái nên ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục.

-> Giuốc-đanh thích ăn diện, muốn có vẻ bề ngoài sang trọng nhưng lại ngu dốt không có chút kiến thức nào về ăn mặc.

Câu 3 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 102): Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?

Trả lời:

- Ông Giuốc-Đanh là người thích ăn diện, muốn học làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch.

- Bác phó may láu cá, ăn bớt tiền của ông Giuốc-đanh.

Câu 4 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 103): Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?

Trả lời:

- Đoạn in nghiêng này là lời của người dẫn truyện - cũng là của tác giả

- Đây là lời của tác giả hướng dẫn cho nhân vật diễn, để toát lên được đặc điểm, tính cách nhân vật.

Câu 5 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 103): Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?

Trả lời:

- Ông Giuốc-đanh háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 104): Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:

a. Các nhân vật ấy là hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?

b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?

Trả lời:

a. Nhân vật Giuốc-đanh: Hiện thân cho “cái thấp kém”

Nhân vật bác phó may: Hiện thân cho “cái thấp kém”

Bốn chú thợ phụ: Hiện thân cho “cái thấp kém”

b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật Giuốc-đanh phê phán sự ngu dốt, hám danh, “trưởng giả học làm sang”

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 104): Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc-đanh với bác phó may trong văn bản:

Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 104): Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?

Trả lời:

- Hành động của các nhân vật và các giải quyết xung đột trong màn kịch lại làm bật lên tiếng cười bởi yếu tố này đã tạo ra nghệ thuật trào phúng, tiếng cười, tiếng cười đến từ sự lố bịch, ngược đời, khập khiễng.

Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 104): Cho biết:

a. Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: … “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)...”, “Ông Giuốc-đanh. ... (nói riêng)...” là lời của ai và có vai trò thế nào trong văn bản kịch?

b. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

a, Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: .... " Ông Giuốc-đanh ( nhìn áo của bác phó may)...", " Ông Giuốc-đanh .... (nói riêng) ..." là lời tác giả và có vai trò giải thích, kể chi tiết các tình huống giúp cho người đọc hiểu và dễ hình dung câu chuyện.

b, Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ khó hình dung, tính cách nhân vật sẽ không được khắc họa rõ nét từ đó người đọc khó hình dung tình huống kịch.

Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 104): Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây:

a. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả”.

b. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”.

c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

Em dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Đáp án đúng là: c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

- Lí do: tất cả các nhân vật từ hai phía của xung đột – cả nhân vật ông Giuốc-đanh lẫn các nhân vật phó may, thợ phụ đều là hiện thân cho cái thấp kém.

Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 104): Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản: Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả

- Nghệ thuật: Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét

Câu hỏi 7 SGK Ngữ văn 8 CTST – Soạn bài Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (trang 104): Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em tán đồng ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản, vì nhan đề đã phản ánh đầy đủ nội dung, giúp cho người đọc hình dung được câu chuyện tốt hơn.