Giải SGK Toán 9 Cánh Diều Bài tập cuối chương IV

Bài tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH và B^=α (Hình 40).

Bài 1 trang 92 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

a) Tỉ số HAHB bằng

A. sinα.

B. cosα.

C. tanα.

D. cotα.

Đáp án: C

Giải thích: Xét ∆ABH vuông tại H, ta có tanB = HAHB hay HAHB = tanα.

b) Tỉ số HAHC bằng

A. sinα.

B. cosα.

C. tanα.

D. cotα.

Đáp án: D

Giải thích:

Xét ∆ACH vuông tại H, ta có tanC = HAHC.

Xét ∆ABC vuông tại A, ta có B^+C^=90° (tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông)

Suy ra B^ và C^ là hai góc phụ nhau nên tanC = cotB.

Do đó HAHC = tanC = cotB = cotα.

c) Tỉ số HAAC bằng

A. sinα.

B. cosα.

C. tanα.

D. cotα.

Đáp án: B

Giải thích:

Xét ∆ACH vuông tại H, ta có sinC = HAAC.

Mà B^ và C^ là hai góc phụ nhau nên sinC = cosB.

Do đó HAAC = sinC = cosB = cosα.

Bài tập 2: Cho hình thoi ABCD có AB = a, BAD^=2α0°<α<90°. Chứng minh:

a) BD = 2a.sinα;

b) AC = 2a.cosα.

Trả lời:


Bài tập 3: Trong trò chơi xích đu ở Hình 41, khi dây căng xích đu (không dãn) OA = 3 m tạo với phương thẳng đứng một góc là AOH^=43° thì khoảng cách AH từ em bé đến vị trí cân bằng là bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

Bài 3 trang 92 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Trả lời:

Theo hình vẽ ta có:

sin 43

Mà OA = 3 m

Thay vào ta được
sin 43

Vậy khoảng cách từ em bé đến vị trí cân bằng là 2m.


Bài tập 4: Một người đứng ở vị trí B trên bờ sông muốn sử dụng la bàn để ước lượng khoảng cách từ vị trí đó đến một vị trí A ở trên một cù lao giữa dòng sông. Người đó đã làm như sau:

– Sử dụng la bàn, xác định được phương BA lệch với phương Nam – Bắc về hướng Đông 52°.

– Người đó di chuyển đến vị trí C, cách B một khoảng là 187 m. Sử dụng la bàn, xác định được phương CA lệch với phương Nam – Bắc về hướng Tây 27°; CB lệch với phương Nam – Bắc về hướng Tây 70° (Hình 42).

Bài 4 trang 92 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Em hãy giúp người đó tính khoảng cách AB từ những dữ liệu trên (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mét).

Trả lời:

Bài 4 trang 92 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Kẻ AA’ (A’ ∈ BC) theo phương Bắc – Nam và kẻ BB’, CC’ theo phương Nam – Bắc (hình vẽ). Khi đó AA’ // BB’ // CC’.

Phương BA lệch với phương Nam – Bắc về hướng Đông 52° nên B'BA^=52°.

Phương CA lệch với phương Nam – Bắc về hướng Tây 27° nên ACC'^=27°.

Phương CB lệch với phương Nam – Bắc về hướng Tây 70° nên BCC'^=70°.

Do đó BCA^=BCC'^ACC'^=70°27°=43°.

Kẻ BH ⊥ AC (H ∈ AC).

Xét ∆BCH vuông tại H, ta có: BH = BC.sinBCH^ = 187.sin43o (m).

Vì AA’ // BB’ nên B'BA^=BAA'^=52° (hai góc so le trong).

Vì AA’ // CC’ nên A'AB^=ACC'^=27° (hai góc so le trong).

Do đó BAC^=BAA'^+A'AC^=52°+27°=79°.

Xét ∆ABH vuông tại H, ta có:

BH = AB.sinBAH^, suy ra AB = BHsinBAH^=187sin43°sin79°130(m).

Vậy khoảng cách AB khoảng 130 mét.