Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng - Ngữ văn 11 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trang 50): Chú ý cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải?
Trả lời:
- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa.
Câu 2 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trang 50): Lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?
Trả lời:
- Qua lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều, chúng ta có thể thấy Từ Hải là một người có tiếng một phương, mang chí lớn và có lòng tốt, sẵn lòng giúp Kiều trả ơn báo oán. Từ Hải giúp Kiều mà không cần nàng cảm tạ, tri ân.
Câu 3 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trang 51): Chú ý hành động và kì tích của Từ Hải.
Trả lời:
- Hành động: đòi cơn gió quét mưa sa, huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam, phong trần mài lưỡi gươm, nghênh ngang cõi biên thùy…
- Kì tích: trước cờ ai dám tranh cường, năm năm hùng cứ một phương hải tần.

Câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trang 52): Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Trả lời:
- Có thể chia văn bản thành 2 phần: 
+ Phần 1 (18 cầu đầu): Cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải.
+ Phần 2 (Còn lại): Từ Hải là một anh hùng đích thực.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trang 52): Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thúy Kiều?
Trả lời:
- Khi Thúy Kiều khi nói về Từ Hải, nàng lại mang một sắc thái khác. Tự nhận mình hèn mọn, nhỏ bé, Kiều tôn vinh Từ Hải như một bậc cứu nhân độ thế, rửa sạch oan khiên. Bằng những lời ước lệ, thậm xưng, Từ Hải trong tâm trí Kiều đã hiện lên trong tám vóc vũ trụ, phi phàm: "Trộm nhờ sấm sét ra tay", "Dế đem gan óc đền nghì trời mây".
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trang 52): Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó nhận xét về tính cách của nhân vật này.
Trả lời:
- Câu nói của Từ Hải thể hiện, Từ Hải tự coi mình là "quốc sĩ", xem Thúy Kiều là "tri kỉ".. Từ Hải giúp Kiều là một việc đầy nghĩa khí như các anh hùng hào kiệt xưa vẫn coi trọng "Lộ kiến....tượng trợ". Chàng không thể dung tha cho những tội ác ở đời. Qua đó ta thấy được lý tưởng cao đẹp của Từ Hải như một lời thách đấu với tội ác, với bất công của cuộc đời. Từ hải cùng đội quân hùng hậu đi đến đâu hùng hổ như vũ bão “trúc chè mái tan”, binh uy thì “sấm ran trong ngoài”. Chàng gây dựng nên triều đình làm bá chủ một phương, bày binh bố trận rõ ràng. Từ Hải đánh đâu thắng đấy, càn quét cả “năm thành cõi nam”. Từ Hải coi bọn gian thần triều đình là “loài giá áo túi cơm”. Nguyễn Du đã tái hiện hình ảnh Từ Hải oai phong lẫm liệt như vị thần linh huyền thoại, như bậc anh hùng sử thi.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trang 52): Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì trong tác phẩm Truyện Kiều?
Trả lời:
- Chủ đề: ca ngợi lý tưởng anh hùng.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trang 52): So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.
Trả lời:
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng: sử dụng các từ Hán Việt để góp phần miêu tả cốt cách phi thường của nhân vật Từ Hải đã khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Trao duyên: sử dụng những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, ngôn ngữ kể, độc thoại nội tâm nhân vật có sức thuyết phục cao đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều.