Đọc hiểu
Câu 1 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tình ca ban mai (trang 42): Cách tổ chức khổ thơ có gì đặc biệt?
Trả lời:
- Bài thơ gồm chín khổ thơ, tám khổ có 2 dòng thơ, riêng khổ cuối có 1 dòng. Mỗi khổ 2 dòng thơ là một cặp hình ảnh đối sánh các thời điểm trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc và nhận thức về tình yêu của tác giả. Dòng thơ ở khổ cuối khẳng định niềm tin, niềm hi vọng ở tình yêu
Câu 2 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tình ca ban mai (trang 42): Chú ý các từ chỉ thời gian trong bốn khổ thơ đầu.
Trả lời:
- Từ ngữ chỉ thời gian: chiều, mai, trưa, khuya, ban mai.
→ Rất nhiều các từ ngữ chỉ thời gian, những khoảng thời gian khác nhau trong một ngày.
Câu 3 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tình ca ban mai (trang 42): Chú ý sự lặp lại hình ảnh trong các dòng thơ số 8 và 16.
Trả lời:
- Hình ảnh lặp lại: hạt vàng chi chít
Câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tình ca ban mai (trang 42): Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao?
Trả lời:
Dựa theo nội dung bài thơ có thể chia bài thơ làm 3 phần:
- Bốn khổ thơ đầu: là tầm quan trọng và sức mạnh của em đã làm thiêu đốt trái tim anh; làm cho tình yêu trong anh thêm cháy bỏng và tha thiết nhớ thương em.
- Bốn khổ thơ sau: Tưởng chừng như bốn khổ thơ đầu và bốn khổ thơ sau sẽ có sự đối lập hoàn toàn với nhau, nhưng Chế Lan Viên đã làm cho độc giả bất ngờ khi lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng và chắc chắn cho bài thơ.
- Câu thơ cuối cùng: Em chính là sự kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống
Câu hỏi 2 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tình ca ban mai (trang 42): Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung.
Trả lời:
- Trong bài thơ có rất nhiều yếu tố tượng trưng được sử dụng như lộc biếc, hạt vàng, ban mai, hoa em, sao vàng,... Việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng này giúp tăng tính biểu cảm và giúp cho bài thơ sinh động hơn.
Câu hỏi 3 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tình ca ban mai (trang 42): Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.
Trả lời:
- Hình tượng “em” là một yếu tố quan trọng và liên tục xuất hiện trong toàn bài thơ, đặc biệt nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Sự biến đổi của hình tượng “em” trong bốn khổ thơ đầu được tác giả so sánh với những khoảnh khắc trong một ngày và sự biến đổi của thiên nhiên như sau:
“Em đi như chiều đi,
Gọi chim vườn bay hết.”
- Sự vận động không phải là của riêng em mà còn làm thay đổi cả cảnh vật xung quanh. Hình ảnh “Em như chiều đi, Gọi chim vườn bay hết” mô tả sự kết thúc của một ngày. Em đi mang theo những ánh sáng le lói cuối cùng của ngày đi mất.
“Em về, tựa mai về,
Rừng non xanh lộc biếc.”
- Ngược lại với lúc “em đi,” khi “em về” tựa như ngày mới, ánh sáng bắt đầu quay trở lại. Lúc này, sự sống lại nảy nở, rừng non trổ lộc với màu xanh biếc, tượng trưng cho sự hồi sinh và tươi mới.
“Em ở, trời chưa ở,
Nắng sáng màu xanh che”
- Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở”, có lẽ là khoảnh khắc đẹp nhất và hạnh phúc nhất. “Em” tỏa sáng như một ánh nắng chói lọi, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh.
“Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít”
- Tình yêu của “em” được so sánh với sao khuya, những ngôi sao tuy chỉ nhỏ bé trên bầu trời, nhưng lại sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm hết được. Tình yêu ấy nhiều đến mức chi chít, là những ngôi sao vàng sáng không bao giờ lụi tàn, tượng trưng cho sự bền vững và tràn đầy.
Câu hỏi 4 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tình ca ban mai (trang 42): Hình ảnh thơ ở các khổ 2 và 4, 6 và 8 có sự lặp lại và thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi này?
Trả lời:
- Hình ảnh thơ ở các khổ 2 và 4, 6 và 8 có sự lặp lại và nhưng cũng có sự thay đổi. Nếu như ở khổ 2 và 4 chỉ xuất hiện hình ảnh của “em” và “tình em” thì ở khổ 6 và 8 đã xuất hiện “tình ta”. Giờ đây, tình yêu đã không chỉ tồn tại ở một phía mà nó đã tồn tại ở cả hai phía.
Câu hỏi 5 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tình ca ban mai (trang 42): Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này?
Trả lời:
- Bài thơ gồm chín khổ thơ, tám khổ có 2 dòng thơ, riêng khổ cuối có 1 dòng. Mỗi khổ 2 dòng thơ là một cặp hình ảnh đối sánh các thời điểm trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc và nhận thức về tình yêu của tác giả: chiều, mai, trưa, khuya, đối sánh với chim vườn bay hết, rừng non, lộc biếc, nắng sáng màu xanh, sao khuya, hạt vàng. Dòng thơ ở khổ cuối khẳng định niềm tin, niềm hi vọng ở tình yêu.
Câu hỏi 6 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tình ca ban mai (trang 42): Em thấy thích nhất hình ảnh / dòng thơ / khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Em thích khổ thơ:
“Em về, tựa mai về,
Rừng non xanh lộc biếc”
- Khổ thơ đã thể hiện được niềm vui sướng của nhân vật trữ tình khi thấy em về. Em về không chỉ mang lại niềm vui cho con người mà còn mang lại niềm vui cho cả cảnh vật. Em về đã mang tia nắng sớm đến, chiếu sáng con người và thiên nhiên. Cuộc sống ngày mai chắc chắn luôn tốt đẹp hơn nên khi em về đã mang cả sự sống dồi dào tới, làm cho rừng non chồi non xanh biếc sinh sôi nảy nở.