Soạn bài Chữ người tử tù - Ngữ văn 11 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 77): Xác định ngôi kể và điểm nhìn của truyện.
Trả lời:
- Ngôi kể: ngôi thứ ba.
- Điểm nhìn: kết hợp giữa điểm nhìn bên ngoài và bên trong nhân vật.
Câu 2 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 77): Chú ý cách nhà văn giới thiệu nhân vật Huấn Cao.
Trả lời:
- Cách nhà văn giới thiệu nhân vật Huấn Cao: giọng điệu kính trọng, kính nể tài viết chữ của Huấn Cao.
Câu 3 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 78): Chú ý những từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong truyện.
Trả lời:
- Từ ngữ chỉ không gian: trạm giam, chòi canh, khung cửa sổ, nơi góc án.
- Từ ngữ chỉ thời gian: thu không.
Câu 4 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 79): Ấn tượng của em về hình ảnh nhân vật quản ngục là gì?
Trả lời:
- Hình ảnh nhân vật quản ngục: lớn tuổi, vẻ mặt đăm chiêu.
Câu 5 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 80): Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?
Trả lời:
- Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói bình thản, không hề run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình.
Câu 6 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 80): Vì sao quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao?
Trả lời:
- Quản ngục đối xử, biệt nhỡn với Huấn Cao là vì xuất phát từ tấm lòng chân thành, coi trọng, biết kính mến khí phách, biết tiếc thương người tài.
Câu 7 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 81): Chú ý thái độ, hành động, ngôn ngữ của Huấn Cao và viên quản ngục.
Trả lời:
- Khi xuất hiện trực tiếp, Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói bình thản, không hề run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”, “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.”
Câu 8 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 82): Quản ngục mong muốn điều gì? Vì sao ông lại có mong muốn đó?
Trả lời:
- Quản ngục mong ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết để ông có thể xin chữ của ông Huấn Cao. Vì cái sở nguyện của viên quản ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Bởi chữ ông Huấn Cao rất đẹp. Có được chữ của ông Huấn Cao đó là báu vật của đời.
Câu 9 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 83): Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?
Trả lời:
- Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục vì ông cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một tấm lòng cao đẹp, có đức của viên quản ngục giữa chốn tội ác. Đồng thời, ông nhận thấy viên quản ngục là người hiểu cái đẹp, yêu và biết trân trọng cái đẹp “Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
Câu 10 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 83): Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?
Trả lời:
+ Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian Đêm khuya: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
+ Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…
Câu 11 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 83): Tư thế của các nhân vật được tác giả miêu tả ra sao?
Trả lời:
- Tư thế của các nhân vật: Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.

Câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 84): Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Hãy nhận xét về không gian, thời gian của câu chuyện đó?
Trả lời:
- Tác phẩm Chữ người tử tù kể về việc cho chữ đầy éo le giữa hai con người đối lập nhau (quản ngục – tù nhân) được diễn ra trong nơi ngục tù tăm tối.
- Nhận xét:
+ Về không gian: thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở những nơi thư phòng, sạch sẽ, không gian của học thuật. Nhưng ở đây, người ta cho nhau chữ trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
+ Về thời gian: khác với mọi khi, người ta thường hay cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp thì ở đây, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuậ, người ta lại cho chữ vào ban đêm một cách gấp rút, vội vã, như đang chạy đua với thời gian, khẩn trương, gấp rút để tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 84): Xác định tình huống truyện. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?
Trả lời:
- Tình huống truyện: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù.
- Việc xây dựng tình huống truyện như vậy làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật (Huấn Cao lặng nghĩ mỉm cười; quản ngục, thơ lại khúm núm, run rẩy; Huấn Cao tỏa sáng uy nghi giữa chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài, cái dũng, cái thiên lương. Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật, tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 84): Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao.
Trả lời:
- Huấn Cao là một con người rất tài hoa, văn võ song toàn. Ông là người nổi tiếng có tài viết chữ đẹp, “ chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, thiên hạ truyền rằng “ có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời “. Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, không khuất phục trước uy quyền bạo lực.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 84): Nhân vật viên quản ngục để lại cho em những suy nghĩ gì? Vì sao nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?
Trả lời:
- Nhân vật viên quản ngục: như một giả định về cái đẹp và sức mạnh hướng thiện của nó, thì quản ngục mới là nhân vật được xây dựng để hiện thực hóa sức mạnh giả định ấy. Ở quản ngục, có sự vận động của tính cách: từng là người tử tế, biết yêu cái đẹp, nhưng ra vào chỗ tối tăm, đã bị hoen ố đi nhiều. Giờ đây gặp được Huấn Cao - người mà viên quản ngục khát khao được gặp, lòng yêu cái đẹp sống dậy, mãnh liệt đến bất chấp cả tính mạng.
- Nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chan vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”:
+ Ông là người biết yêu quý cái đẹp, yêu quý chữ viết đẹp của Huấn Cao. Ông đã “biệt đãi” Huấn Cao – một người tử tù, đó là một việc làm không đúng bổn phận của nhà chức trách, có thể nguy hại đến tính mạng bản thân và gia đình.
+ Làm quan chức trong ngục, nơi đây được coi là quản ngục sống: đề lao nơi “người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc”, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói “tiểu nhân thị oai”.Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hóa, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn lầy.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 84): Phân tích cảnh Huấn Cao cho viên quản ngục chữ và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.
Trả lời:
- Nguyễn Tuân dụng công miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” làm nổi bật vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, bất tử hình tượng Huấn Cao
+ Việc cho chữ- hoạt động nghệ thuật thanh cao diễn ra trong căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám
+ Cái đẹp tỏa sáng, người nghệ sĩ tô từng nét chữ không phải người được tự do mà là kẻ tử tù
+ Hình tượng người tử tù uy nghi, cao đẹp >< quản ngục, thơ lại là kẻ tự do
+ Trật tự trong nhà tù bị đảo ngược: người tù ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục
⇒ Sự chiến thắng của thiện lương, của ánh sáng nghệ thuật chân chính. Tô đậm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 84): Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Trả lời:
* Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:
- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:
+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.
+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.
- Đối lập trong cảnh cho chữ:
+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.
+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.
+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.
+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.
* Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sự dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.
Câu hỏi 7 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Chữ người tử tù (trang 84): Điều em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện Chữ người tử tù là gì? Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ” như thế nào?
Trả lời:
- Điều em tâm đắc nhất: tác giả Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, giúp em thấy được hình tượng Huấn Cao trong truyện có những tính cách độc đáo của một nhà nho luôn sống trung thành với thiên lương, kể cả viên cai ngục. Truyền thống trọng nghĩa khinh tiền tài của cha ông ở hai nhân vật đối lập trong hoàn cảnh sống đã vượt qua chính họ, vượt qua hoàn cảnh sống u uất của mỗi người để hình thành thái độ xin và cho có một không hai trong lịch sử văn học.
- Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ” đầy bất ngờ, “có một không hai”, gây sửng sốt cho người đọc. Thuở xưa, thú chơi chữ đã trở thành lối văn hoá tao nhã, thanh cao của người Việt. Những câu đối, bài thơ với nét chữ bay bổng được treo trong nhà như một thú vui giúp cho tâm hồn con người thư thái, bình yên. Thưởng thức cái đẹp thanh cao hay là những thầy nho cho chữ trước nay đều ở trong những khung cảnh thơ mộng, nhẹ nhàng có thế cái đẹp mới được thỏa sức bộc lộ hết những khía cạnh tươi mới của mình. Ấy vậy mà trong truyện của Nguyễn Tuân, ông lại tạo ra một cảnh tượng hết sức lạ lùng, vượt ra khỏi những chuẩn mực xưa cũ, tác giả gọi đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Chính chi tiết truyện mới mẻ này đã làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc.