Soạn bài Sông đáy - Ngữ văn 11 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Sông đáy (trang 39): Chú ý mối quan hệ giữa hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sóng đêm”.
Trả lời:
- Thi sĩ đã ví von đặt ngang hành sông Đáy với hình ảnh mẹ. Lưng mẹ và “mảnh sông đêm” có mối quan hệ chặt chẽ, người con ngủ trên lưng mẹ, vững chãi ấm áp luôn che chở bảo vệ cho người con. Cũng như dòng sông luôn bảo vệ che chở cho quê hương, cho người dân, cho cây cỏ, ban cho mọi vật sự sống. Mẹ ở đây có thể hiểu là mẹ thiên nhiên – nguồn cội của sự sống. Hiểu theo ý nghĩa đơn giản, thực chất mẹ ở đây chính là người mẹ của nhà thơ. Nếu như dòng sông ban cho ta nước, thì mẹ chính là người ban tặng cho ta tình yêu.
Câu 2 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Sông đáy (trang 39): Hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông” gợi cho em liên tưởng gì?
Trả lời:
- Hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông” gợi cho em liên tưởng về hình ảnh những chú cá bống quẫy đạp khiến nước bắn tung khắp nơi nhìn như những giọt nước mắt của dòng sông. Gợi cho mỗi người đọc nỗi niềm nhớ thương về quê hương của mình. Hình ảnh đã diễn tả người con khi xa quê hương, nhớ da diết về con sông thân quen. Qua đó thể hiện tâm tư của tác giả như muốn bộc lộ hết nỗi lòng của mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chứ bống kia.
Câu 3 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Sông đáy (trang 39): Tại sao điệp ngữ "Sông Đáy ơi" được lặp lại ở khổ 3 và 4?
Trả lời:
- Cụm từ “Sông Đáy ơi” được lặp đi lặp lại hai lần như một tiếng gọi tha thiết báo hiệu sự trở về muộn màng của chủ thể trữ tình. Nó khắc sâu vào trái tim, nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung không thể nào quên trong lòng tác giả. Nó chứa đựng những cảm xúc tha thiết, lưu luyến, bồi hồi của tác giả khi trở về nơi đây.

Câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Sông đáy (trang 39): Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?
Trả lời:
– Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do.
– Bằng cách sử dụng thể thơ này, tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình, việc dùng từ ngữ cùng dấu chấm câu trong bài thơ không bị gò bó mà rất tự do, thoải mái, giúp cho mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài rất tự nhiên. Để từ đó, tác giả thể hiện được rõ nét tình cảm da diết, sâu nặng của mình dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. 
Câu hỏi 2 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Sông đáy (trang 39): Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?
Trả lời:
- Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình từ kí ức đến hiện tại: từ tuổi thơ ấu – trưởng thành – xa quê – trở về. Trình tự thời gian này giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn. Sông Đáy được gắn bó trọn vẹn với cuộc đời, với hành trình sống của nhân vật trữ tình. (không phải lúc nào cũng gần gũi với sống về địa lí nhưng sông luôn gắn bó, luôn sống trong tâm hồn). Sự gắn bó mỗi lúc càng thêm sâu nặng, tha thiết. Nó đã giúp thể hiện được những kỉ niệm vui buồn từ khi xa quê đến ngày trở về của tác giả. Qua đó đã nhấn mạnh hơn mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả. Cách triển khai này cũng chính là cấu tứ của bài thơ.
Câu hỏi 3 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Sông đáy (trang 39): Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?
Trả lời:
– Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu bài thơ, ở câu thơ thứ 7, 16 và 17.
+ Mở đầu bài thơ, mẹ xuất hiện với hình ảnh đang làm lụng vất vả, tần tảo sớm hôm nuôi con
+ Ở câu 7, hình mẹ xuất hiện trong kí ức người con
+ Ở câu thơ 16, 17 hình ảnh người mẹ lại hiện lên với mái tóc khô sơ, mẹ đã già đi vì năm tháng.
→  Ý nghĩa của hình tượng “mẹ” xuất hiện trong bài thơ là giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. 
Câu hỏi 4 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Sông đáy (trang 39): Hình tượng “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc gì về sông Đáy? Vì sao?
Trả lời:
- Hình tượng em gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc bồi hồi, hi vọng rồi lại thất vọng khi không nhìn thấy bóng hình “em” đứng bên sông đợi mình. Kí ức về sông Đáy không chỉ là kí ức về người mẹ, mà còn là kí ức về tình yêu. Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim. Nhưng giờ đây, nó một lần nữa sống dậy, sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Ngày tác giả trở về, mẹ vẫn đứng đó đợi nhưng hình bóng “em”, nay đã không còn. Sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.
Câu hỏi 5 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Sông đáy (trang 39): Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.
Trả lời:
- Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em ấn tượng nhất là hình tượng con sông Đáy. Có thể nói, đây là một nhân vật chính trong bài thơ, được lấy làm tên tác phẩm. Trong bài thơ, sông Đáy mang lại nhiều vai trò và ý nghĩa khác nhau. Đôi lúc nó là một phần quê hương, là tình mẫu tử thiêng liêng. Đôi lúc nó là tình yêu, là một người bạn cùng trò chuyện, níu giữ những kỉ niệm cuộc đời với tác giả.
Câu hỏi 6 SGK Văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Sông đáy (trang 39): Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?
Trả lời:
- Quê hương, từ lâu, đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người con Việt Nam. Tình yêu thương dành cho quê hương không chỉ là hạt giống được gieo trồng từ thuở nhỏ qua những câu ca dao, tục ngữ, những giai điệu hò, mà còn là sự hòa mình vào những bài học sâu sắc về đạo đức và truyền thống. Trong cuộc đời, chúng ta có thể sinh sống tại nhiều nơi trên thế giới, nhưng quê hương luôn là điểm cuối cùng chúng ta khát khao trở về. Đó không chỉ là nơi có gia đình, người thân, mà còn là nơi lưu giữ những kí ức tuyệt vời nhất, như những bức tranh hồng ngoại về quê nhà. Tình cảm đặc biệt này, sự kết nối mạnh mẽ với quê hương và đất nước không chỉ là một truyền thống tốt đẹp, mà còn là một giá trị quý báu của dân tộc Việt Nam. Nó đã thấm vào máu, đi sâu vào tâm hồn mỗi người dân, tạo nên một tình yêu vững chắc và mãnh liệt. Cho dù cuộc sống hiện đại có biến động, tình cảm này với quê hương và đất nước sẽ mãi mãi không bao giờ mờ nhạt. Đó chính là tình cảm mà chúng ta sẽ giữ gìn và truyền đến thế hệ kế tiếp. Thứ tình cảm luôn được gìn giữ và phát huy đến muôn đời.