Soạn bài Một thời đại trong thi ca - Ngữ văn 11 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 129): Tác giả đưa ra tiêu chí nào để so sánh giữa thơ cũ và thơ mới?
Trả lời:
- Tiêu chí: Sánh thời đại với thời đại: Thời đại phong phú về nội dung và nghệ thuật.
Câu 2 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 130): Câu văn nào cho thấy luận điểm khái quát của Hoài Thanh?
Trả lời:
- Câu văn cho thấy luận điểm khái quát của Hoài Thanh: Các thời đại vẫn liên tiếp cũng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể.
Câu 3 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 130): Vì sao khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, chữ tôi lại “bỡ ngỡ” và “như lạc loài”?
Trả lời:
- Lí do: Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy: quan niệm cá nhân. Từ trước đến giờ chỉ có đoàn thể, tập thể không có cá nhân. 
Câu 4 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 131): Đoạn văn cho biết điều gì về đặc điểm hồn thơ của các nhà thơ mới?
Trả lời:
- Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Câu 5 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 131): Các nhà thơ lãng mạn đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào? 
Trả lời:
- Bi kịch: Họ gửi vào hết vào tiếng Việt. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Họ muốn gửi nỗi băn khoăn, nỗi niềm hết vào đó để giải tỏa những bi kịch. 

Câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 132): Từ nội dung văn bản, em hiểu nhan đề của bài viết thế nào?
Trả lời:
– Nhan đề bài Một thời đại trong thi ca dường như nói lên được chủ đề chính của tác phẩm, đó chính là viết về thơ ca. Cụ thể nội dung tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề: Nguồn gốc Thơ mới; cuộc tranh luận giữa Thơ mới – Thơ cũ ; vài nét về con đường mười năm phát triển của Thơ mới; đặc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của Thơ mới; tinh thần cốt lõi của Thơ mới và tấn bi kịch của cái tôi…
Câu hỏi 2 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 132): Trong phần 1, để thuyết phục người đọc về sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, tác giả đã lập luận như thế nào?
Trả lời:
- Trong phần 1, để thuyết phục người đọc về sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra các bài thơ kể cả thơ mới với thơ cũ để so sánh với nhau.
Câu hỏi 3 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 132): Hãy làm rõ mối quan hệ giữa luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng ở phần 2 theo gợi ý.
Trả lời:
* Lí lẽ:
- Bởi vậy cho nên, khi chữ tôi, với các nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu.
- Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiện ngang ngày trước.
- Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi.
* Dẫn chứng:
- Qua các câu thơ của Xuân Diệu:
"Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt."
- Hay qua câu thơ của một nhà thơ cũ:
"Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ!
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?
Câu hỏi 4 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 132): Nội dung chính của phần 3 là gì? Có thể khái quát nội dung ấy bằng một luận điểm như thế nào?
Trả lời:
- Nội dung chính của phần 3 là: Bi kịch của cái tôi.
- Có thể khái quát nội dung ấy bằng một luận điểm: Bi kịch không chỉ diễn ra ở con người mà nó còn thấm vào cả thơ ca cùng đất nước khi ấy.
Câu hỏi 5 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 132): Đoạn văn sau cho thấy sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của sự kết hợp này trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết là gì?
- “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”.
Trả lời:
- Đoạn văn trên cho thấy sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nghị luận và biểu cảm.
- Tác dụng của sự kết hợp này đã làm rõ nét hơn việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết, giúp cho người đọc có thể hiểu được hết tâm tư, tình cảm của người viết đặt ra trong bài.
Câu hỏi 6 SGK Văn 11 CD - Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 132): Văn bản Một thời đại trong thi ca có đoạn:
“Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.”.
Đoạn văn trên giúp em có thêm những hiểu biết gì về:
- Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh?
- Phong trào Thơ mới 1932 – 1945?
Trả lời:
     Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản phê bình văn học của Hoài Thanh thể hiện sự tinh tế và giàu hình ảnh. Cách sử dụng từ ngữ như “mất bề rộng,” “tìm bề sâu,” “càng đi sâu càng lạnh,” “phiêu lưu trong trường tình,” “động tiên đã khép,” “ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta” là những biểu hiện của sự sáng tạo ngôn ngữ, tạo nên hình ảnh mạnh mẽ và sâu sắc. Câu văn, dù ngắn gọn, nhưng lại linh hoạt và nhịp nhàng, thể hiện sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả. Đặc biệt, việc sử dụng nhiều loại câu với cấu trúc phức tạp, kết hợp với những vế câu mang tính điệp cú mạnh mẽ, làm cho người đọc bị ấn tượng sâu sắc và chìm đắm vào tác phẩm. Phong trào Thơ mới 1932 – 1945, hay còn được gọi là Thơ mới lãng mạn, nổi bật với sự xuất hiện vào những năm đầu tiên của thập kỷ thứ ba trong thế kỷ trước. Đây là dòng thơ ca quan trọng, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.