Soạn bài Tôi yêu em - Ngữ văn 11 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tôi yêu em (trang 20): Lời giãi bày thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
Trả lời:
- Lời giãi bày thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối, tình cảm đầy chân thành thông qua cụm từ “tôi yêu em”.
Câu 2 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tôi yêu em (trang 20): Chú ý biện pháp lặp cấu trúc và hai dòng thơ kết.
Trả lời:
Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
+ Biện pháp lặp cấu trúc: “Tôi yêu em…”
+ Tính từ “đằm thắm”; “chân thành”
→ Nhấn mạnh về tình yêu sâu đậm mà nhân vật trữ tình dành cho cô gái đó. Tình yêu ấy, dù chỉ đơn phương nhưng đã mang đủ mọi cung bậc xúc cảm, dù lặng lẽ âm thầm nhưng da diết cháy bỏng và chân thành. Tình yêu ấy sẽ không bao giờ nhạt phai, sẽ còn mãi và đọng lại nơi tận cùng của trái tim. Để rồi kết lại đoạn thơ vừa là lời chúc phúc, cầu chúc cho người con gái mình yêu có được hạnh phúc và cũng là lời ngầm khẳng định lại về tình cảm sâu sắc của nhân vật trữ tình. 

Câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tôi yêu em (trang 21): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Dựa vào yếu tố nào để em xác định điều đó?
Trả lời:
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả, xưng “tôi”.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tôi yêu em (trang 21): Cụm từ nào trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì?
Trả lời:
- Cụm từ trở thành điệp khúc là "Tôi yêu em". 
+ Cụm từ được dùng trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba khổ hai. 
+ Tôi yêu em được sử dụng lên 3 lần. 
- Tác dụng: Tạo nên giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình cảm của chủ thể trữ tình "tôi". Làm cho bài thơ có nhịp điệu, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tôi yêu em (trang 21): Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua bốn dòng thơ đầu?
Trả lời:
Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua bốn dòng thơ đầu:
- Suy nghĩ về tình yêu của mình, có sự yêu thương và độc lập, có gì đó như là một phần trong “tôi”.
- Cái tôi tác giả tự soi vào tâm hồn mình.
- Ngọn lửa tình yêu bồng cháy trong tim.
- Tác giả cho rằng tình yêu không phải là chiếm hữu mà là cho đi, nghĩ là nghĩ cho người mình yêu.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tôi yêu em (trang 21): Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong quan niệm về tình yêu của tác giả?
Trả lời:
Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
- Kết lại đoạn thơ vừa là lời chúc phúc, cầu chúc cho người con gái mình yêu có được hạnh phúc và cũng là lời ngầm khẳng định lại về tình cảm sâu sắc của nhân vật trữ tình. Đây là hành động đẹp, cao cả trong tình yêu. 
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tôi yêu em (trang 21): Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong quan niệm về tình yêu của tác giả?
Trả lời:
- Theo em, nhân vật “tôi” trong bài thơ là người có tình cảm sâu sắc và mãnh liệt. Nhà thơ sẵn sàng hy sinh, lùi về sau để chúc phúc cho người mình yêu.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Tôi yêu em (trang 21): Từ bài thơ Tôi yêu em, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu.
Trả lời:
     Tác phẩm "Tôi yêu em" thể hiện những quan điểm của đại thi hào Puskin về tình yêu đôi lứa. Tình yêu không chỉ xuất phát từ tình cảm cá nhân mà nó xuất phát từ lí trí. Với Puskin tình yêu luôn được thể hiện một cách trực tiếp bằng những ngôn ngữ giản dị nhưng tha thiết, thể hiện một tình yêu mãnh liệt. Tình yêu đó bắt đầu từ những điều bình dị nhất như cách xung hô Tôi / em. Nó thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Tình yêu của Puskin không một tình yêu ích kỉ, vụ lợi, ông tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, không hờn dỗi, trách móc hay oán thán. Với Puskin, tình yêu không phải là sự ép buộc mà là sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Hai người tuy chia tay nhưng không trở thành thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đời. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.