Đọc hiểu
Câu 1 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Tình cảm của nhân vật "tôi" đối với Hà Nội vừa giải phóng ra sao?Trả lời:
– Được sống năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng, nhân vật “tôi” cảm thấy cực kì khoan khoái, vui vẻ, hạnh phúc thoải mái vì được ngắm nhìn Hà Nội trở lại yên bình, tự do.
Câu 2 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Chú ý sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Trả lời:
- Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật: Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi. Một ông bạn trẻ đạp xe như gió, thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay mặt lại chửi một câu đến sững sờ: “Tiên sư cái anh già!”.
Câu 3 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Với thời cuộc, nhân vật cô Hiền có thái độ như thế nào?
Trả lời:
– Cô Hiền tự nhận mình có bộ mặt rất tư sản, ai cũng nhận xét về cô như thế.
– Tác giả đã miêu tả hình tượng cô Hiền với những điều kiện rất tốt của một con người Hà Nội lúc bấy giờ.
– Những biến động thay đổi của lịch sử khi đứng trước cuộc chiến tranh khốc liệt cũng sẽ khiến con người thay đổi theo. Xã hội thay đổi con người cũng thay đổi theo và bị tha hóa dần, hoặc là có thể sẽ vẫn giữ được cái nhìn tốt đẹp về cuộc sống. Nhưng điều đó không làm thay đổi được tính cách cô Hiền, cô vẫn biết thay đổi linh hoạt giữa những khó khăn của cuộc sống, có cái nhìn phóng khoáng, tinh tế. Để từ đó ta có thể thấy: Cô Hiền có những nét nổi bật và rất đáng trân trọng.
Câu 4 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Chú ý những chi tiết cho thấy rõ tính cách, suy nghĩ, tính toán và quyết định việc gia đình của nhân vật cô Hiền.
Trả lời:
- Chi tiết cho thấy rõ tính cách, suy nghĩ, tính toán và quyết định việc gia đình của nhân vật cô Hiền: Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà ở Hàng Bún cho thuê.
Câu 5 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của nhân vật cô Hiền được thể hiện ra sao?
Trả lời:
- Lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của nhân vật cô Hiền được thể hiện qua việc cô đồng ý cho các con của mình gia nhập quân đội đi đánh Mỹ. Cô cho rằng, việc con mình dám đi là biết tự trọng.
- Cô có trách nhiệm của một người mẹ, một người công dân yêu nước. Cô muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, muốn để con của mình được cống hiến sức mình vì tổ quốc.
Câu 6 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền có gì đáng chú ý?
Trả lời:
- Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền toát lên vẻ cổ kính, tao nhã: Nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi. Một bộ sa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thúy Hồng, một cái lư đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào.
Câu 7 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ có ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ mang đậm những giá trị truyền thống, thể hiện nét đẹp văn hóa của người Hà Nội xưa, nó gợi ra một thú chơi tao nhã vào dịp Tết của người Hà Nội – chơi hoa thủy tiên. Qua đó thấy được Cô Hiền là người rất biết trân trọng, giữ gìn cái bát như đang giữ gìn chính truyền thống tốt đẹp.
Câu 8 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Những sự việc nào khiến nhân vật "tôi" buồn phiền?
Trả lời:
- Những sự việc khiến nhân vật “tôi” buồn phiền là thái độ hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của người Hà Nội ở một số người.
Câu 9 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Chú ý hình ảnh cây si cổ thụ.
Trả lời:
- Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh khẳng định sức sống, khả năng hồi sinh của những giá trị văn hóa lâu đời, cao quý.
Câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Nhân vật trung tâm của truyện là ai? Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện.Trả lời:
- Truyện ngắn “Người Hà Nội” xoay quanh nhân vật trung tâm là bà Hiền, người Hà Nội.
- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa cô Hiều với các nhân vật khác trong truyện:
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Xác định tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội. Dựa vào những chi tiết nào để có thể xác định như thế? Vì sao nhân vật này được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội?
Trả lời:
– Nhân vật trung tâm là cô Hiền:
– Xuất thân từ gia đình giàu có, lương thiện: mẹ buôn nước mắm, cha đỗ tú tài, rèn rũa con cái khuôn phép.
– Ngoại hình: xinh đẹp, khuôn mặt tư sản, thông minh, yêu văn thơ.
– Tính cách và phẩm chất của cô Hiền
+ Cô cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách con người, chân thật, thẳng thắn.
+ Trong hôn nhân: chọn người chồng chăm chỉ, hiền lành.
+ Chuyện sinh con: dừng lại ở tuổi 40 khi sinh được 5 đứa con để có thể chăm lo cho con chu đáo.
+ Việc dạy con: dạy từ cái nhỏ nhất, dạy từ cái ăn uống hằng ngày, dạy cách lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ phẩm chất của con người Hà thành.
+ Chiêm nghiệm lẽ đời: vui vẻ hơi nhiều, nói hơi nhiều.
+ Cô Hiền là người thức thời khi biết cách cư xử hợp lí với tình hình đất nước.
+ Cô khuyên con nhập ngũ, dạy con sống không phải xấu hổ.
+ Sau khi đất nước thống nhất cô mở tiệm hàng lưu niệm, cô chỉ làm những điều có lợi cho đất nước.
→ Qua các chi tiết trên, có thể thấy cô Hiền là người có phẩm chất tốt đẹp, là một công dân gương mẫu, luôn ý thức mình là người Hà Nội – thủ đô của đất nước, từ đó luôn giữ gìn và phát huy những tinh hoa và nét đẹp đó. Cũng vì lý do đó mà cô được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Để viết nên được một tác phẩm như vậy, có thể thấy tác giả hay nhân vật tôi là một người rất giỏi quan sát, từng trải nên biết trân trọng giá trị văn hóa.
+ Khi Hà Nội được giải phóng, ông rất vui vì tình yêu của ông giành cho Hà Nội rất lớn, ông yêu cả nơi đó lẫn con người ở đó. Nơi chứa tinh hoa văn hóa đất nước cùng những con người hào hoa, đậm chất thủ đô.
+ Tác giả đã thể hiện thái độ trân trọng và khâm phục lối sống, suy nghĩ, bản lĩnh văn hóa của cô Hiền
+ Tỏ thái độ không hài lòng với thái độ hời hợt, không có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa của người Hà Nội ở một số người.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Trong truyện Một người Hà Nội, lời nhân vật được cá thể hoá sâu sắc và phối hợp hài hòa với lời người kể chuyện. Hãy nêu ý kiến của em về nhận định đó.
Trả lời:
- Em đồng ý với quan điểm “Trong truyện Một người Hà Nội, lời nhân vật được cá thể hoá sâu sắc và phối hợp hài hòa với lời người kể chuyện”. Bởi lẽ thông qua lời nói của các nhân vật trong câu chuyện, người đọc dễ dàng hình dung tính cách, con người của nhân vật. Nhân vật tôi thấp thoáng bóng dáng của tác giả, người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét mang tới điểm nhìn chân thật, khách quan.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của truyện?
Trả lời:
- Hình ảnh cây si bị bão đánh bật rễ, thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đồng thời đó cũng là quy luật xã hội. Sự hồi sinh của cây si cổ thụ nói lên quy luật bất diệt của sự sống, đem lại niềm tin cho con người. Nếu nhân vật cô Hiền là biểu tượng của phẩm chất, cốt cách con người thì cây si lại là biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp Hà Nội. Nó có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh, nhưng vẫn là người Hà Nội với truyền thống văn hóa được nuôi dưỡng trường kì lịch sử, cốt cách tinh hoa đất nước. Phẩm chất, bản lĩnh của cô Hiền – cái mà thời cuộc thăng trầm không thể đổi dời và sức sống, khả năng hồi sinh của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn là những bằng chứng khẳng định niềm tin vào sự bất diệt của những giá trị văn hoá tinh thần, nhân văn cao quý.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11): Từ truyện Một người Hà Nội, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc?
Trả lời:
Qua truyện Một người Hà Nội, ta có thể thấy phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là khi xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau ít nhiều cũng có sự thay đổi về mặt tinh thần văn hóa. Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình. Tuy nhiên nếu phẩm chất và tính cách cá nhân của ta trân trọng những nét đẹp truyền thống hơn, yêu thích tinh hoa văn hóa đất nước hơn thì việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn. Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Phẩm chất, tính cách cá nhân có mối quan hệ rất quan trọng với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. Là một công dân tốt, ngoài việc học hỏi những cái đẹp, cái tốt của nền văn hóa thế giới để phát triển đất nước thì song song, chúng ta cũng phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để nó không bị mai một theo thời gian.