Đọc hiểu
Câu 1 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Đây mùa thu tới (trang 37): Điệp ngữ “mùa thu tới” trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?Trả lời:
- Điệp khúc nói lên sự hồ hởi, chào đón "nàng thu" của thi sĩ.
Câu 2 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Đây mùa thu tới (trang 37): Chú ý cách sử dụng từ khác lạ trong dòng thơ số 5 (“Hơn một”)
Trả lời:
- “Hơn một” có nghĩa là vài là mấy nhưng lại không mang tính cụ thể, không dùng từ mấy, vài vì nó xã định giới hạn dùng từ “hơn một” gợi nhiều giá trị gợi cảm hơn. Tác giả không nói “đôi ba…”, mà lại viết “hơn một” chứ không phải “nhiều” vì vì mùa thu chỉ mới vừa chạm ngõ đất trời, chỉ mới vừa dột những đường chỉ đầu tiên của chiếc “do mơ phai” tuyệt đẹp cách dùng số từ ấy cũng là một cách nói rất mới. Nhưng không chỉ dừng lại ở sự tàn phai, rơi rụng cua “Bỗng hoa rứt cánh rơi không tiếng” ( Ý thu), mùa thu còn tràn sang những cảnh vật khác.
Câu 3 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Đây mùa thu tới (trang 37): Cách chấm câu trong khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?
Trả lời:
Dấu câu tạo ấn tượng thị giác với độc giả, qua đó giúp người đọc cảm nhận được những tâm tư, tình cảm của tác giả.
Câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Đây mùa thu tới (trang 37): Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lí do cho sự lựa chọn của em.Trả lời:
- Ở khổ thứ ba, hình ảnh"trăng" vừa mang tính hiện thực lại có tính tượng trưng đầy sáng tạo. Hình ảnh "nàng trăng" hiện lên là trang non, trăng đầu mùa. Xuân Diệu đã nhân hóa trăng thành hình ảnh một người con gái xinh đẹp, đương tuổi xuân xanh. Dưới ngòi bút của thi sĩ, trăng như có tính cách, biết ngẩn ngơ, suy nghĩ. Trăng hiện lên thật đẹp, nó để lại dấu ấn rất riêng trong lòng em.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Đây mùa thu tới (trang 37): Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.
Trả lời:
Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những chi tiết như:
+ Rặng liễu đìu hiu.
+ Mùa thu tới.
+ Lá vàng.
→ Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Đây mùa thu tới (trang 37): Ở khổ 2, sự rụng rơi của thế giới cảnh vật trước cái lạnh diễn ra theo trật tự hoa - lá - cành. Trật tự theo “bước đi của thời gian” này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Cụm từ “hơn một loài hoa’ được dùng để chỉ sự tàn phai của hoa lá. Cách nói này giúp chúng ta cảm nhận được ít nhiều những bước chảy trôi của thời gian, của thiên nhiên đất trời. Hoa đẹp nhưng cũng có lúc tàn, và khi tàn đi, nó để lại trong lòng người bao nhiêu tiếc nuối, qua đó thể hiện nỗi buồn trong lòng thi sĩ. Cây cối cũng bắt đầu thay đổi sắc màu, từ xanh chuyển thành sắc đỏ cả một vườn. Những cành hoa ấy đã rụng và trong vườn được thay đổi bằng những màu đỏ vàng của cây lá. Đến cành cây cũng có sự thay đổi, trở nên gầy và mỏng manh hơn. Có thể thấy, mua thu đến làm cho hoa – lá – cành đều thay đổi, sự thay đổi từ trên xuống dưới này càng khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới. Động từ “rủa” thể hiện sự chậm rãi, gặm dần từng chút một màu xanh tươi của lá để thay vào đó sắc đỏ vàng đặc trưng của mùa thu. Người đọc cảm nhận được bước chân thu đi thật nhẹ nhàng, êm ái mà không kém phần bền bỉ mãnh liệt. Thời tiết cũng được Xuân Diệu nhắc đến qua chi tiết “run rẩy rung rinh”, cụm từ mang đến cho người đọc cái cảm giác se lạnh của mùa thu. Qua khổ thơ hai, tác giả đã giúp chúng ta hiểu thêm về quy luật của tự nhiên và cuộc đời. Mùa thu đến cũng là lúc tàn phai của các loài hoa và cây: “Hơn một loài hoa đã rụng cành”. Xuân Diệu đã mang đến cho độc giả một bức tranh cảnh thu đầy mong manh của lòng mình.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Đây mùa thu tới (trang 37): Hãy so sánh sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 với khổ 3. Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.
Trả lời:
Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả mượn hình ảnh những bông hoa, chiếc lá, cành cây để miêu tả sự biến chuyển của thời gian khi thu sang thì ở khổ thứ ba, tác giả miêu tả cảnh thu sang qua hình ánh trăng, núi, gió và con người. Trong khổ thơ thứ hai, chúng ta thấy tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang "run rẩy", khẽ "rung rinh" trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt. Trong khổ thơ thư ba, một hình ảnh đẹp, thơ mộng tả vầng trăng thu. Cũng ó núi, có non, lúc ẩn lúc hiện, "khởi sự" nhô lên cuối chân trời xa, qua lớp sương thu mờ. Trăng và núi trong thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu vừa gần gũi , vừa thân thuộc.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Đây mùa thu tới (trang 37): Em hiểu thế nào về tâm trạng “buồn không nói", "Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" của “ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”
Trong hai câu kết của bài thơ, hình ảnh “ít nhiều thiếu nữ” được coi là chưa xác định về số lượng. Có thể là một, là hai, cũng có thể là rất nhiều thiếu nữ được miêu tả với tâm trạng “buồn không nói”. Buồn là một trạng thái miêu tả cảm xúc đầy chán nản trong tâm hồn con người. “Buồn không nói” là một tâm trạng buồn chán mà người ta không muốn diễn đạt bằng lời, giữ cho nó nguyên vẹn trong lòng, không chia sẻ với ai. Cụm từ “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi” tạo ra một hình ảnh rất mơ hồ, khó giải thích. Từ đó, ta có thể nhận ra rằng chủ đề chính của bài thơ là tình cảm buồn tủi và sự mơ hồ, không rõ ràng về nguyên nhân.Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều - Soạn bài Đây mùa thu tới (trang 37): Nêu và lý giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Trả lời:
– Về nội dung:
+ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu tập trung miêu tả về cảnh vật mùa thu và tâm trạng của nhân vật chính khi đón nhận mùa thu.
+ “Thu hứng” của Đỗ Phủ tận dụng miêu tả cảnh vật mùa thu kết hợp với tác động của mùa thu đối với nhân vật chính.
+ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến tập trung vào việc miêu tả vẻ đẹp của mùa thu cùng với nỗi đau thương của nhân vật chính khi đối diện với tình cảm đơn phương.
– Về nghệ thuật:
+ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu sử dụng ngôn ngữ tinh tế và dịu dàng để diễn đạt cảnh vật và tâm trạng của nhân vật chính. Bài thơ còn sử dụng hình ảnh một cách sáng tạo, tạo nên sự tươi đẹp và thu hút độc đáo, làm cho người đọc bị cuốn hút.
+ “Thu hứng” của Đỗ Phủ và “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến đều chọn lựa các thể thơ cổ điển để tạo nên không khí trang trọng, uy nghi và tâm linh trong tác phẩm. Đặc biệt, “Thu điếu” sử dụng thể thơ Lục bát, điều này không chỉ làm tăng tính độc đáo mà còn làm phong phú thêm sự đa dạng trong sáng tạo thơ ca.